Chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    Chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do siêu vi khuẩn Epstein-Barr gây nên các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, viêm họng và nổi hạch to. Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm huyết thanh học EBV. Điều trị tăng bạch cầu đơn nhân chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ và corticosteroid.

    1. Chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    1.1 Chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng

    Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu điển hình bao gồm:

    • Viêm họng dị ứng: có thể nặng, đau đớn, toát mồ hôi và có thể giống viêm họng do Streptococcus.
    • Sốt: thường sốt cao vào buổi chiều hoặc chập tối, với nhiệt độ khoảng 39,5 độ C và có thể đạt đến 40,5 độ C.
    • Hạch to: thường có tính đối xứng và liên quan đến bất kỳ nhóm hạch nào, đặc biệt là chuỗi hạch cổ trước sau.
    • Co giật
    • Gan to nhẹ và gõ đau.
    • Phù quanh hốc mắt và vòm miệng.
    • Ít khi nổi sẩn
    • Lách to: xảy ra trong khoảng 50% trường hợp.

    lách to

    Lách to là một biểu hiện của hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    1.2 Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng

    Các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định trong chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn bao gồm:

    • Xét nghiệm kháng thể heterophile: được đo bằng các test ngưng kết khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có ở 50% bệnh nhân mắc bệnh ít hơn 5 năm có các kháng thể heterophile, và khoảng 80-90% thanh thiếu niên và người lớn có bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng thể heterophile có thể dương tính giả ở một số bệnh nhân nhiễm HIV cấp tính, hiệu giá và sự xuất hiện của các kháng thể tăng trong tuần thứ 2 và thứ 3 của bệnh. Do đó, nếu chẩn đoán nghi ngờ nhưng xét nghiệm kháng thể heterophile âm tính cần lặp lại xét nghiệm sau 7-10 ngày.
    • Xét nghiệm huyết thanh học EBV: sự có mặt của các kháng thể IgM đối với kháng nguyên bề mặt virus cho thấy có nhiễm EBV nguyên phát, nhưng những kháng thể này tồn tại suốt đời. Các kháng thể kháng nhân EBV phát triển sau đó, trong nhiễm EBV cấp tính và cũng tồn tại suốt đời. Nếu các hiệu giá kháng thể EBV âm tính hoặc biểu hiện nhiễm trùng từ xa cần xem xét thực hiện các xét nghiệm khác.

    2. Chẩn đoán phân biệt tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn với những căn bệnh khác

    2.1. Chẩn đoán phân biệt với nhiễm HIV cấp tính

    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có thể có những dấu hiệu lâm sàng tương tự như sơ nhiễm HIV. Nếu người bệnh có các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV cần thực hiện chẩn đoán phân biệt bằng những xét nghiệm sau:

    • Đo tải lượng virus HIV trong máu
    • Xét nghiệm miễn dịch kháng thể và kháng nguyên P24

    Xét nghiệm HIV ELISA/ kỹ thuật xét nghiệm Western blot thường là âm tính trong thời kỳ nhiễm trùng cấp tính. Do vậy, không nên sử dụng riêng xét nghiệm này để chẩn đoán HIV giai đoạn sớm. Vì HIV RNA và kháng nguyên P24 có trong máu trước khi các kháng thể HIV phát triển, nên khi nhiễm HIV cấp tính thực hiện đo tải lượng HIV và kháng nguyên P24 chẩn đoán chính xác hơn.

    Xét nghiệm HIV ELISA

    Kết quả xét nghiệm HIV ELISA có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    2.2. Chẩn đoán phân biệt với nhiễm virus Cytomegalo

    Nhiễm virus Cytomegalo (CMV) có thể gây ra một hội chứng tương tự như hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Nhiễm Cytomegalo thường không có viêm họng cấp, nhưng làm tăng tế bào bạch huyết không điển hình, gan to, lách to và thậm chí dẫn tới viêm gan.

    2.3. Chẩn đoán phân biệt với nhiễm KST Toxoplasma

    Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây ra những triệu chứng tương tự với hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn như sốt và hạch to nhưng thường không có viêm họng.

    3. Điều trị hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có thể tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở, vỡ lách, đôi khi là hội chứng thần kinh. Thời gian mắc bệnh thay đổi giai đoạn cấp tính có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Nhìn chung, khoảng 20% bệnh nhân có thể đi làm và học tập sau 1 tuần mắc bệnh và 50% còn lại sau 2 tuần. Cảm giác mệt mỏi có thể vẫn kéo dài thêm vài tuần, thậm chí là vài tháng.

    Vì vậy, phương pháp điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ và sử dụng corticosteroid. Bệnh nhân được khuyến khích nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp tính, khi có những triệu chứng như sốt, viêm họng và mệt mỏi. Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng vỡ lách, người bệnh nên tránh tập hay hoạt động thể thao mạnh trong vòng 1 tháng sau khi phát hiện cho đến khi xuất hiện triệu chứng lách to thuyên giảm.

    Bên cạnh đó, corticosteroid giúp làm giảm viêm họng, hạ sốt nhưng không nên sử dụng đối với trường hợp bệnh không có biến chứng, việc lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Corticosteroid có thể được sử dụng và đem lại hiệu quả trong các trường hợp có xuất hiện biến chứng như: giảm tiểu cầu trầm trọng, nguy cơ tắc nghẽn đường thở, thiếu máu tan máu,...

    Tóm lại, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do siêu vi khuẩn Epstein-Barr gây nên. Người bệnh có xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, sốt, viêm họng và hạch to. Tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài hàng tuần thậm chí hàng tháng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như tắc nghẽn đường thở, vỡ lách, đôi khi là hội chứng thần kinh. Chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn dựa trên triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh học EBV, và phương pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn