Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư

    Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư

    Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư là liệu pháp hoá trị, xạ trị hoặc dùng thuốc để loại bỏ các khối u còn sót lại sau điều trị ban đầu. Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư giúp giảm nguy cơ tái phát cao, nhất là trong việc chữa ung thư giai đoạn cuối.

    1. Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư là gì?

    Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư thường được sử dụng sau các phương pháp điều trị chính, chẳng hạn như phẫu thuật, để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Ngay cả khi phẫu thuật thành công trong việc loại bỏ tất cả các khối ung thư có thể nhìn thấy, đôi khi các mảnh nhỏ của ung thư vẫn còn và không thể phát hiện được bằng các phương pháp hiện tại.

    Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư được đưa ra trước phương pháp điều trị chính được gọi là liệu pháp tân bổ trợ. Loại liệu pháp bổ trợ này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư tái phát và giúp cho điều trị chính - chẳng hạn như phẫu thuật hoặc xạ trị - dễ dàng hơn hoặc hiệu quả hơn.

    Liệu pháp bổ trợ hoặc tân bổ trợ có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể và không phải ai cũng được hưởng lợi từ phương pháp này.

    ung thư tái phát

    Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư làm giảm nguy cơ ung thư tái phát

    2. Những phương pháp được sử dụng cho liệu pháp bổ trợ?

    Các loại liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư bao gồm:

    • Hóa trị liệu: Thuốc hóa trị ung thư tiêu diệt các tế bào ung thư trên khắp cơ thể.
    • Liệu pháp hormone: Đối với bệnh ung thư nhạy cảm với hormone, một số phương pháp điều trị có thể làm ngừng sản xuất hormone trong cơ thể hoặc ngăn chặn tác động của hormone.
    • Xạ trị: Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao như tia proton hoặc tia X, để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể thực hiện từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
    • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch hoạt động cùng với hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại bằng cách tăng cường hoặc kích thích khả năng tự vệ của cơ thể.
    • Liệu pháp nhắm trúng đích: Liệu pháp nhắm trúng đích để thay đổi các bất thường cụ thể có trong tế bào ung thư. Ví dụ, một liệu pháp nhắm trúng đích ngăn chặn hoạt động của một protein là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì ở người (HER2) ở phụ nữ bị ung thư vú.

    3. Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư hiệu quả như thế nào?

    Bởi vì không có phương pháp điều trị nào trong số này là vô hại hoàn toàn, điều quan trọng là phải xác định nguy cơ so với lợi ích của liệu pháp bổ trợ. Các yếu tố sau đây có thể giúp xác định liệu pháp bổ trợ có phù hợp hay không và nếu có, thì nên chọn loại nào:

    • Loại ung thư: Điều trị một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư vú và ung thư đại tràng, bằng liệu pháp bổ trợ có thể rất có lợi. Đối với một số loại ung thư khác, có thể không có lợi.
    • Giai đoạn ung thư: Giai đoạn ung thư đề cập đến mức độ lan rộng của ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn rất sớm - trước khi di căn - thì khả năng ung thư tái phát sau khi phẫu thuật có thể rất nhỏ. Liệu pháp bổ trợ có thể mang lại ít lợi ích trong trường hợp này. Nhưng nếu ung thư ở giai đoạn trễ hoặc đã di căn đến các hạch bạch huyết gần đó, thì liệu pháp bổ trợ để chữa ung thư giai đoạn cuối có thể có lợi hơn.
    • Số lượng hạch bạch huyết liên quan: Càng nhiều hạch bạch huyết liên quan, càng có nhiều khả năng các tế bào ung thư bị sót lại sau khi điều trị tại chỗ.
    • Khả năng tiếp nhận hormone: Liệu pháp hormone sẽ không hiệu quả nếu khối u không nhạy cảm với hormone.
    • Các thay đổi đặc hiệu khác của ung thư: Một số bệnh ung thư có thể có những thay đổi cụ thể trong tế bào cho thấy khả năng ung thư sẽ tái phát, làm cho liệu pháp bổ trợ có nhiều khả năng có lợi hơn. Nếu các xét nghiệm cho thấy ung thư không có khả năng tái phát, liệu pháp bổ trợ có thể mang lại ít lợi ích.

    Liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư không đảm bảo rằng ung thư sẽ không tái phát. Tuy nhiên, nó có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.

    4. Lựa chọn liệu pháp bổ trợ nào cho điều trị ung thư?

    Khi đang còn phân vân liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư có phù hợp với cơ thể hay không thì hãy thảo luận các vấn đề sau với bác sĩ:

    • Điều trị ung thư như thế nào? Tìm hiểu chính xác những gì sẽ xảy ra trong quá trình điều trị bổ trợ.
    • Các tác dụng phụ là gì? Khi nào xuất hiện tác dụng phụ? Những tác dụng phụ nào có thể tồn tại vĩnh viễn? Tác dụng phụ nào không thể chịu đựng được? Kế hoạch làm việc hoặc duy trì hoạt động trong thời gian điều trị? Các tác dụng phụ có thể cản trở kế hoạch không? Thời gian kéo dài của tác dụng phụ bao lâu?
    • Cần thực hiện liệu pháp bổ trợ trong bao lâu? liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư có thể kéo dài chỉ từ vài tuần đến lâu nhất là 10 năm. Cần hiểu rõ các khuyến cáo về thời gian.
    • Cơ hội chữa khỏi ung thư là bao nhiêu? Hiểu được khả năng ung thư sẽ tái phát nếu quyết định không điều trị thêm và mức độ cải thiện nếu trải qua liệu pháp bổ trợ. Bác sĩ có thể ước tính hiệu quả điều trị dựa trên so sánh với dữ liệu từ các nghiên cứu về những người khác mắc cùng loại ung thư với người bệnh, ở cùng giai đoạn và được điều trị giống nhau.
    • Sức khỏe tổng thể của người bệnh thế nào? Những người khỏe mạnh hơn có thể gặp ít tác dụng phụ hơn trong quá trình điều trị bổ trợ và có nhiều khả năng được hưởng lợi từ liệu pháp này. Những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gặp nhiều tác dụng phụ hơn và có thể nhận được ít lợi ích hơn từ liệu pháp này. Nếu người bệnh có các vấn đề sức khỏe đáng kể khác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc bệnh phổi nặng, thì các phương pháp điều trị bổ trợ có thể không đạt được mục tiêu.
    • Sở thích của người bệnh? Một số người muốn làm mọi thứ có thể để giảm nguy cơ ung thư tái phát, bất kể tác dụng phụ. Những người khác chọn không chịu đựng thêm tác dụng phụ nếu có khả năng ít mang lại lợi ích. Những quyết định này có thể rất khó khăn và bác sĩ có thể giúp người bệnh quyết định xem liệu lợi ích của liệu pháp bổ trợ có lớn hơn nguy cơ hay không.
    • Chi phí của liệu pháp? Một số liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư sẽ được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, một số loại thuốc và thủ thuật có thể nằm trong khoản chi phí tự trả. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và khả năng tài chính.

    Tóm lại, liệu pháp bổ trợ cho bệnh ung thư tuy không phải là phương pháp điều trị triệt để nhưng làm giảm nguy cơ ung thư tái phát và giúp cho các biện pháp điều trị chính thực hiện dễ dàng hơn hoặc hiệu quả hơn. Người bệnh cần được bác sĩ tư vấn kỹ để hiểu được lợi ích và tác dụng phụ, cân bằng giữa sở thích và khả năng tài chính.

    Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh ung thư, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

    Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

     

     

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn