5 bước giúp bạn đưa ra quyết định điều trị bệnh ung thư

    5 bước giúp bạn đưa ra quyết định điều trị bệnh ung thư

    Bệnh nhân vừa được chẩn đoán mắc ung thư thường cảm thấy rối loạn và mất bình tĩnh. Tuy nhiên, việc đưa ra lựa chọn các phương pháp và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ sẽ giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn khi bắt đầu điều trị ung thư. Sau đây là 5 bước giúp bạn đưa ra quyết định điều trị ung thư.

    1. Đặt ra các quy tắc cơ bản

    Trước khi tìm hiểu các lựa chọn điều trị sẵn có, hãy đặt ra một số quy tắc cơ bản cho bản thân. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn với mọi quyết định điều trị ung thư nếu có thể:

    • Quyết định những gì bạn muốn biết: Nhiều người muốn biết chính xác phương pháp điều trị ung thư và tiên lượng của họ, trong khi một số bệnh nhân khác lại không cần những thông tin này. Nếu bạn không muốn biết tất cả các chi tiết, đặc biệt là liên quan đến cơ hội sống, hãy nói cho bác sĩ biết trước. Trong thời gian khó khăn này, bạn có thể nhờ bác sĩ thông báo những điều bạn không muốn biết cho một người thân đáng tin cậy để họ thay bạn nắm tình hình.
    • Quyết định cách lên kế hoạch điều trị của mình: Bạn có thể muốn nắm quyền chủ động trong toàn bộ quá trình ra quyết định hoặc giao mọi quyết định cho bác sĩ. Bạn cũng có thể đồng hành với bác sĩ trong quá trình đưa ra quyết định. Lời khuyên dành cho bạn đó là nghĩ về cách bạn đã xử lý các quyết định khó khăn trong quá khứ. Bạn cũng có thể đi gặp bác sĩ cùng một người bạn thân hoặc thành viên trong gia đình để được hỗ trợ đưa ra quyết định.
    • Kỳ vọng thực tế: Bác sĩ có thể ước tính về những kết quả đạt được từ mỗi hình thức điều trị. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chịu đựng với những tác dụng phụ đi kèm những lợi ích của việc điều trị. Do đó, hãy trao đổi cụ thể những nguyện vọng của bạn với bác sĩ.
    • Tập trung vào bản thân: Đừng để bản thân bị áp lực bởi một lựa chọn điều trị bệnh ung thư cụ thể. Hãy chọn những cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
    • Chấp nhận sự giúp đỡ: Bạn sẽ được hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị, có thể là từ bác sĩ, bạn bè và gia đình. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với cộng đồng những người đã và đang chiến đấu với ung thư để cùng mình vượt qua hành trình này.

    Ngoài ra, bệnh nhân có thể viết ra những nguyện vọng trước khi gặp bác sĩ để thể hiện rõ hơn suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với các lựa chọn điều trị ung thư.

    2. Xác định mục tiêu điều trị ung thư

    Xác định mục tiêu điều trị ung thư có thể giúp bạn thu hẹp các lựa chọn. Tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư của mỗi bệnh nhân, mục tiêu điều trị có thể là:

    • Chữa khỏi: Khi lần đầu tiên được chẩn đoán, nhiều khả năng bạn sẽ quan tâm đến các phương pháp điều trị chữa khỏi bệnh ung thư. Nếu có cơ hội được chữa khỏi, bạn có thể phải chịu đựng nhiều tác dụng phụ ngắn hạn.
    • Kiểm soát: Nếu tình trạng ung thư giai đoạn cuối hoặc những phương pháp điều trị trước đó không thành công, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu để kiểm soát bệnh. Các phương pháp điều trị khác nhau có khả năng thu nhỏ tạm thời hoặc ngăn chặn khối u phát triển. Trong trường hợp này, người bệnh có thể không phải chịu đựng các tác dụng phụ của những phương pháp điều trị quá mạnh.
    • Sự thoải mái: Nếu bị ung thư giai đoạn cuối hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị, người bệnh có thể quyết định rằng sự thoải mái là quan trọng nhất. Bạn và bác sĩ sẽ làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng bạn không bị đau cũng như hạn chế tối đa các triệu chứng không mong muốn khác.

     

    Xác định mục tiêu điều trị ung thư có thể giúp bạn thu hẹp các lựa chọn.

    3. Nghiên cứu về các lựa chọn điều trị ung thư

    Để đưa ra quyết định điều trị hợp lý, hãy xác định loại và giai đoạn ung thư bạn mắc phải cũng như những lựa chọn điều trị có sẵn và mức độ hiệu quả. Hỏi bác sĩ về các trang web, sách và tài liệu đáng tin cậy cho bệnh nhân bổ sung kiến thức về trường hợp của họ.

    Đôi khi các phương pháp điều trị sẽ được áp dụng kết hợp với nhau, ví dụ phẫu thuật ung thư hoặc xạ trị kết hợp với hóa chất. Cũng có trường hợp bác sĩ sẽ đề cập đến một liệu pháp bổ trợ được thực hiện sau phương pháp điều trị chính.

    4. Phân tích lợi ích và rủi ro khi điều trị ung thư

    So sánh lợi ích và rủi ro của các phương pháp điều trị ung thư khác nhau là cách giúp bạn quyết định lựa chọn nào phù hợp với mục tiêu của mình. Xếp hạng các phương pháp điều trị bạn đang xem xét dựa trên ưu và nhược điểm của chúng.

    Một số khía cạnh bạn có thể xem xét đối với từng lựa chọn điều trị bao gồm:

    • Phản ứng phụ: Hãy dành thời gian để xem xét các tác dụng phụ của mỗi phương pháp điều trị và quyết định xem có đáng để chịu đựng hay không. Bác sĩ có thể cho bạn biết mức độ phổ biến của những tác dụng phụ khác nhau và hướng dẫn cách để kiểm soát nó, giúp cho việc điều trị dễ chịu hơn.
    • Mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống: Cân nhắc việc điều trị sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bạn sẽ cần nghỉ làm một ngày hay vài tuần? Bạn có thể tiếp tục đảm nhận những trách nhiệm trong gia đình? Bạn có cần phải ra nước ngoài để điều trị? Việc điều trị có ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc duy trì công việc hiện tại của bạn?
    • Các chi phí tài chính: Tìm hiểu về những khoản mục được bảo hiểm chi trả. Nếu một phương pháp điều trị không được hỗ trợ thanh toán, bạn có đủ khả năng chi trả không? Hãy gọi cho công ty bảo hiểm để đảm bảo chắc chắn.
    • Sức khỏe tổng thể của bạn: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe khác, hãy hỏi bác sĩ về mức độ điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại của bạn. Ví dụ, corticosteroid thường được sử dụng ở bệnh nhân ung thư, gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, cao thể,cao huyết áp và loãng xương

    Do đó, có nên hóa trị ung thư không sẽ tùy thuộc vào các giá trị và mục tiêu cá nhân. Chỉ bạn mới có thể quyết định hình thức nào là phù hợp nhất với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải chọn ra phương án tối ưu để gắn bó lâu dài. Rất có thể bạn sẽ thay đổi ý định trong quá trình điều trị. Điều này là hoàn toàn bình thường.

    5. Trao đổi với bác sĩ

    Thường xuyên trao đổi với bác sĩ là cách tốt nhất để bạn luôn nhận được thông tin cần thiết, nhờ đó đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Để giao tiếp với bác sĩ dễ dàng, hãy:

    • Hỏi khi bạn không hiểu: Nếu cần được giải thích hoặc làm rõ thêm, hãy nói với bác sĩ. Nếu bạn chỉ im lặng lắng nghe, bác sĩ có thể nghĩ rằng bạn đã hiểu thông suốt.
    • Viết trước những câu hỏi: Những cuộc gặp bác sĩ có thể khiến bạn căng thẳng và nhiều cảm xúc, dẫn đến việc không thể nhớ tất cả các thắc mắc muốn hỏi. Vì vậy, lời khuyên là bạn nên ghi lại bất cứ khúc mắc nào phát sinh và mang đến cho bác sĩ giải đáp mỗi lần thăm khám.
    • Ghi lại các cuộc trò chuyện với bác sĩ: Cố gắng theo dõi những gì bác sĩ nói với bạn bằng cách ghi chép. Bạn cũng có thể hỏi xem mình có thể ghi âm cuộc trò chuyện này được không. Bản ghi là một tài liệu tham khảo cần thiết nếu bạn phát sinh thắc mắc sau này.
    • Đi cùng với ai đó: Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin y tế của mình với bạn bè hoặc người thân trong gia đình, hãy đi cùng với họ tới gặp bác sĩ. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm một người tin cậy để trao đổi (ngoài bác sĩ) trước khi đưa ra các quyết định điều trị quan trọng.
    • Giữ bản sao hồ sơ y tế của bạn: Yêu cầu phòng khám cung cấp bản sao hồ sơ y tế của bạn và mang theo mỗi lần thăm khám.

    Bệnh nhân và bác sĩ thường khó có thể hiểu nhau hoàn toàn sau một cuộc gặp. Bạn sẽ phải làm việc cùng bác sĩ vài lần mới phối hợp được ăn ý và hiệu quả.

    6. Những lưu ý khác

    Khi bạn đưa ra quyết định điều trị với bác sĩ, hãy ghi nhớ những điểm sau:

    • Bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo: Nhiều bệnh nhân vừa được chẩn đoán mắc ung thư thường nghĩ phải đưa ra quyết định ngay lập tức để bắt đầu điều trị sớm. Tuy nhiên trong hầu hết các tình huống, bạn sẽ có thời gian để cân nhắc giữa các lựa chọn. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có bao nhiêu thời gian để quyết định.
    • Bạn có thể thay đổi ý định của mình bất cứ lúc nào: Bạn sẽ không bị ràng buộc với quyết định điều trị ung thư của mình. Nói với bác sĩ nếu bạn đang có nhiều suy nghĩ. Đôi khi những tác dụng phụ đáng kể sẽ khiến bạn muốn thay đổi kế hoạch điều trị.
    • Bạn có thể tìm kiếm bác sĩ ​​thứ hai: Đừng sợ làm mất lòng bác sĩ điều trị chính của mình nếu bạn muốn có thêm lời khuyên. Hầu hết các bác sĩ đều hiểu sự cần thiết phải có thêm ý kiến ​​thứ hai khi bệnh nhân đứng trước một quyết định quan trọng.
    • Bạn không cần phải quyết định điều trị: Bạn có thể nói với bác sĩ rằng mình không muốn tham gia vào quá trình ra quyết định. Bạn vẫn có thể quay lại khi đã cảm thấy thoải mái hơn với tình hình. Hãy cho bác sĩ biết người bạn ủy quyền quyết định thay mình.
    • Bạn không cần phải điều trị: Một số người chọn không điều trị. Những người mắc bệnh ung thư rất nặng thường chỉ muốn kiểm soát cơn đau và các tác dụng phụ khác để có thể tận dụng tốt nhất khoảng thời gian còn lại. Nếu chọn không điều trị, bạn vẫn có thể thay đổi quyết định của mình bất cứ lúc nào. Từ bỏ điều trị không có nghĩa là bạn sẽ để mặc sức khỏe của mình, bởi vẫn có nhiều cách để kiểm soát các tác dụng phụ.

    Tóm lại, không có quyết định đúng hay sai hoàn toàn khi lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tốt nhất. Tuy nhiên, việc tham gia vào kế hoạch điều trị có thể giúp bạn yên tâm hơn và tập trung sức lực vào điều quan trọng nhất, đó là giữ cho bản thân khỏe mạnh trong suốt quá trình điều trị.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

    Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn