Bị chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư

    Bị chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư

    Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư là hậu quả của sự tắc nghẽn dòng chảy khi máu qua tĩnh mạch chủ trên. Sự tắc nghẽn tĩnh mạch có thể do khối u xâm lấn hoặc chèn ép từ bên ngoài tĩnh mạch ở các cơ quan lân cận như hạch lympho, khối u trung thất, phổi phải hoặc do huyết khối tĩnh mạch,...

    1. Bị chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư

    Tĩnh mạch chủ trên là một trong những tĩnh mạch chính trong cơ thể con người, có chức năng dẫn lưu máu từ vùng đầu, cổ, ngực và cánh tay về tim. Chèn ép tĩnh mạch chủ trên xảy ra khi tĩnh mạch bị tắc một phần hoặc bị chèn ép, trong đó nguyên nhân gây nên chủ yếu là ung thư.

    Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư là hậu quả của sự tắc nghẽn dòng chảy khi máu chảy qua tĩnh mạch chủ trên. Nguyên nhân của sự tắc nghẽn có thể do khối u xâm lấn hoặc chèn ép từ bên ngoài tĩnh mạch ở các cơ quan lân cận như hạch lympho, phổi phải, khối u trung thất, hoặc do huyết khối tĩnh mạch,...

    2. Triệu chứng khi bị chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư

    Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên là tập hợp của các triệu chứng khởi phát từ từ. Tuy nhiên, đây lại là một tình trạng cấp cứu có thể gây ra những rối loạn hô hấp nghiêm trọng như:

    2.1 Triệu chứng cơ năng

    Các triệu chứng cơ năng bao gồm:

    • Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất trong chèn ép tĩnh mạch chủ. Người bệnh có triệu chứng khó thở liên tục hoặc từng cơn.
    • Đau ngực: Đặc điểm của cơn đau ngực có thể đau khu trú do khối u chèn ép hoặc đau lan tỏa.
    • Ho, nuốt khó: đôi khi ho ra máu
    • Căng tức vùng đầu: triệu chứng sẽ tăng lên khi ho, nằm hoặc khi cúi xuống.

    2.2 Triệu chứng thực thể

    • Phù mặt, cổ.
    • Phù áo khoác, phù tay.
    • Tuần hoàn bàng hệ vùng cổ, ngực
    • Biểu hiện phù não như: đau đầu, lẫn lộn, co giật, hôn mê... chỉ xảy ra ở một số bệnh nhân.
    • Giãn tĩnh mạch vùng cổ, ngực,...

    Khó thở kèm thở gấp là dấu hiệu bệnh gì?

    Khó thở là dấu hiệu phổ biến nhất trong chèn ép tĩnh mạch chủ

    3. Phương pháp chẩn đoán

    3.1 Chẩn đoán cận lâm sàng

    Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên bao gồm:

    • Các xét nghiệm thường quy: công thức máu, điện giải đồ, đông máu cơ bản, HbsAg, chức năng gan thận, xét nghiệm HIV...
    • Chụp X-quang tim phổi: có thể sơ bộ xác định nguyên nhân.
    • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực PET/CT toàn thân: kết quả cho thấy hình ảnh khối u hoặc hạch di căn gây tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, mức độ và sự di căn khối u tùy thuộc nguyên nhân tắc nghẽn.
    • Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi trên: cho phép chẩn đoán tắc nghẽn tĩnh mạch và sự lan rộng có liên quan đến tình trạng hình thành huyết khối.
    • Chụp mạch có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch 2 chi trên: giúp phát hiện được vị trí tắc nghẽn.
    • Xét nghiệm mô bệnh học: cho biết nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch là lành tính hay ác tính, để từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.
    • Các phương pháp sinh thiết khối u: tế bào đờm, tế bào dịch màng phổi, sinh thiết hạch ngoại vi, sinh thiết tủy xương, nội soi trung thất, nội soi phế quản, mở ngực hoặc sinh thiết khối u xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính,...

    3.2 Chẩn đoán nguyên nhân

    Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư có thể gặp ở nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, một số bệnh hay gặp đó là:

    • Ung thư phổi
    • U trung thất
    • Ung thư thực quản xâm lấn khí quản và trung thất
    • Ung thư thanh quản hạ họng
    • U lympho ác tính không Hodgkin
    • Ung thư vú
    • Hạch di căn ung thư.

    4. Phương pháp điều trị

    Điều trị chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư theo nguyên tắc điều trị giảm nhẹ triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, điều trị nguyên nhân còn phụ thuộc vào từng loại ung thư, loại mô bệnh học, sự lan rộng, ung thư di căn và các yếu tố tiên lượng bệnh. Một số phương pháp xử trí hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư:

    • Nếu có suy hô hấp cho bệnh nhân thở oxy gọng kính từ 3-4 lít/phút. Nếu người bệnh suy hô hấp nặng cần nhanh chóng đặt nội khí quản thông khí nhân tạo.
    • Bệnh nhân có biểu hiện hô hấp ví dụ như khò khè, tổn thương đường hô hấp, chèn ép hệ thần kinh trung ương: cần tiến hành đặt stent tĩnh mạch, sau đó xạ trị với liều lượng phù hợp tùy theo nguyên nhân chèn ép.
    • Những bệnh nhân đang được xạ trị cấp cứu do u chèn ép đường thở: làm giảm viêm, phù nề bằng cách tiêm liều cao corticosteroid trong thời gian ngắn như: methylprednisolon 40mg (1-1,5mg/kg), tiêm tĩnh mạch từ 2-3 ống/ngày.
    • Những bệnh ung thư có nhạy cảm với hóa chất: u tế bào mầm, ung thư vú, ung thư phổi tế bào nhỏ, u lympho không Hodgkin thì nên hóa trị ngay theo phác đồ của từng bệnh cụ thể, có thể đặt stent mạch máu trước khi hóa trị.
    • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: người bệnh cần được đặt stent trước khi xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị, xạ trị, miễn dịch, điều trị đích.
    • Bệnh nhân có chèn ép tĩnh mạch chủ trên và bệnh tiến triển hoặc tái phát: nên đặt stent trước sau đó điều trị nguyên nhân với các bệnh ung thư bằng những phương pháp xạ trị, hóa trị...
    • Bệnh nhân đã được đặt stent mạch máu, cần dùng thuốc chống đông kéo dài như warfarin uống 1/2-1/4 viên/ngày.
    • Xạ trị cấp cứu: trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chèn ép đường thở tiến hành xạ trị cấp cứu với liều dùng như sau: 4Gy x 5 buổi, 3Gy x 10 buổi, 2Gy x 20 buổi.

    Ngoài cần phối hợp các phương pháp điều trị toàn thân tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

    Tóm lại, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên do ung thư là hậu quả của sự tắc nghẽn dòng chảy khi máu chảy qua tĩnh mạch chủ trên. Nguyên nhân của sự tắc nghẽn có thể do khối u xâm lấn hoặc chèn ép từ bên ngoài tĩnh mạch ở các cơ quan lân cận như hạch lympho, phổi phải, khối u trung thất, hoặc do huyết khối tĩnh mạch,... Tuy nhiên, đây lại là một tình trạng cấp cứu có thể gây ra những rối loạn hô hấp nghiêm trọng. Vì vậy, những bệnh nhân ung thư khi có biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn