- Nồng độ hormone giáp cao có thể dẫn đến các vấn đề như nhịp tim nhanh hoặc không đều.
- Trong thời gian dài, hormone tuyến giáp liều cao cũng có thể dẫn đến yếu xương (loãng xương).
- Một số bệnh nhân bị thay đổi da như bỏng, nám như bị cháy nắng, nhưng các thay đổi này sẽ dần dần biến mất.
- Khó nuốt, khô miệng, khàn giọng và mệt mỏi.
- Dacarbazine
- Vincristine
- Cyclophosphamide
- Doxorubicin
- Streptozocin
- Fluorouracil
- Paclitaxel
- Docetaxel
- Carboplatin
- Rụng tóc
- Loét miệng
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tiêu chảy
- Tăng khả năng nhiễm trùng (do giảm số lượng bạch cầu)
- Dễ bầm tím hoặc xuất huyết (do giảm số lượng tiểu cầu)
- Mệt mỏi (do giảm số lượng hồng cầu)
- Dùng bằng đường uống
- Các tác dụng phụ thường gặp: mệt mỏi, phát ban, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, huyết áp cao và hội chứng chân tay (đỏ, đau, sưng hoặc phồng rộp ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân).
- Dùng bằng đường uống dưới dạng viên nang, thường là hai lần một ngày.
- Tác dụng phụ thường gặp của Selpercatinib: Khô miệng, tiêu chảy, táo bón, huyết áp cao, cảm thấy mệt mỏi, sưng ở tay hoặc chân, phát ban da, đường trong máu cao, giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu máu, và một số thay đổi trong các xét nghiệm máu khác. Các tác dụng phụ ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn có thể là tổn thương gan, phản ứng dị ứng, thay đổi nhịp tim, dễ chảy máu và các vấn đề với việc chữa lành vết thương.
- Thuốc được dùng dưới dạng viên, một hoặc hai lần một ngày.
- Tác dụng phụ thường gặp: chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, táo bón, tăng cân và tiêu chảy. Các tác dụng phụ ít gặp nhưng nghiêm trọng hơn có thể là tổn thương gan, các vấn đề về tim, lú lẫn và các vấn đề khác về hệ thần kinh.
- Thuốc dạng viên, được dùng một lần một ngày
- Một số tác dụng phụ thường gặp của Vandetanib bao gồm tiêu chảy, phát ban, buồn nôn, huyết áp cao, đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon và đau bụng. Hiếm khi, có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng với nhịp tim và nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong. Do tác dụng phụ tiềm tàng của nó, các bác sĩ phải được đào tạo đặc biệt trước khi họ được phép kê toa thuốc này.
- Các tác dụng phụ thường gặp của Cabozantinib bao gồm tiêu chảy, táo bón, đau bụng, lở miệng, giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn, sụt cân, mệt mỏi, huyết áp cao, mất màu tóc và hội chứng chân tay (đỏ, đau và sưng tay và bàn chân). Hiếm khi, thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, như chảy máu nghiêm trọng và thủng ruột.
- Dùng bằng đường uống dưới dạng viên nang, thường hai lần một ngày.
- Các tác dụng phụ thường gặp của Selpercatinib có thể là khô miệng, tiêu chảy, táo bón, huyết áp cao, cảm thấy mệt mỏi, sưng phù ở bàn tay hoặc bàn chân, phát ban da, đường máu cao, giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu máu và thay đổi một số xét nghiệm máu khác.
- Những loại thuốc này được dùng dưới dạng thuốc viên nén hoặc viên nang mỗi ngày.
- Các tác dụng phụ thường gặp có thể là thay đổi da, phát ban, ngứa, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau khớp hoặc cơ, mệt mỏi, ho, rụng tóc, buồn nôn, tiêu chảy và huyết áp cao. Các tác dụng phụ ít gặp nhưng nghiêm trọng có thể bao gồm chảy máu, các vấn đề về nhịp tim, các vấn đề về gan, thận, hoặc phổi, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, các vấn đề về da hoặc mắt nghiêm trọng và tăng đường máu.
- Dùng bằng đường uống dưới dạng viên nang, thường hai lần một ngày.
- Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm khô miệng, tiêu chảy, táo bón, huyết áp cao, cảm thấy mệt mỏi, sưng phù ở bàn tay hoặc bàn chân, phát ban da, đường máu cao, giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu máu và những thay đổi ở một số các xét nghiệm máu khác. Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm tổn thương gan, phản ứng dị ứng, thay đổi nhịp tim, dễ chảy máu và các vấn đề về chữa lành vết thương.
- Thuốc dạng viên, dùng một hoặc hai lần một ngày
- Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, táo bón, sụt cân và tiêu chảy. Các tác dụng phụ ít gặp nhưng nghiệm trọng hơn có thể là tổn thương gan, các vấn đề về tim và hệ thần kinh.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Cách tiếp cận và các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp (Phần 2)
Tỉ lệ tử vong vì ung thư tuyến giáp ngày cảm giảm nhờ các phương tiện chẩn đoán ung thư tuyến giáp như siêu âm và sinh thiết bướu giáp bằng chọc hút kim nhỏ ngày càng phát triển, có thể chẩn đoán bệnh từ giai đoạn rất sớm, thứ hai là việc điều trị bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tốt rất hiệu quả .
C. ĐIỀU TRỊ BẰNG HORMON GIÁP (HORMONE THERAPY)
Nếu tuyến giáp đã được cắt bỏ, cơ thể không còn có thể tạo ra hormone tuyến giáp, do đó bạn sẽ cần uống thuốc hormon giáp (levothyroxin) để thay thế hormone tự nhiên và giúp duy trì quá trình chuyển hóa bình thường và có thể làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Chức năng tuyến giáp bình thường được điều hòa bởi tuyến yên. Tuyến yên tạo ra một loại hormone là TSH khiến tuyến giáp sản xuất hormone giáp cho cơ thể. TSH cũng thúc đẩy sự phát triển của tuyến giáp và có thể cả các tế bào ung thư tuyến giáp. Nồng độ TSH, được điều hòa bởi nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu nồng độ hormone giáp giảm thấp, tuyến yên tạo ra nhiều TSH. Nếu mức độ hormone giáp tăng cao, tuyến yên sản xuất ít TSH hơn.
Do đó, các bác sĩ hiểu rằng bằng cách cho liều hormone giáp cao hơn bình thường, nồng độ TSH có thể được giữ ở mức rất thấp, có thể làm chậm sự phát triển của bất kỳ tế bào ung thư nào còn lại và làm giảm nguy cơ tái phát một số ung thư tuyến giáp (đặc biệt là ung thư nguy cơ cao).
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Dùng hormone giáp cao hơn mức bình thường dường như có ít tác dụng phụ ngắn hạn, nhưng một số bác sĩ lo ngại về việc dùng chúng trong thời gian dài.
Do đó, các bác sĩ thường tránh dùng hormone giáp liều cao trừ khi bạn bị ung thư tuyến giáp biệt hóa và có nguy cơ tái phát cao.
D. LIỆU PHÁP XẠ TRỊ NGOÀI (EXTERNAL BEAM RADIATION THERAPY)
Xạ trị ngoài sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Một chùm bức xạ tập trung được truyền từ một máy bên ngoài cơ thể.
Xạ trị ngoài thường được chỉ định để điều trị các ung thư không hấp thụ iốt như ung thư dạng tủy (medullary), ung thư không biệt hóa (anaplastic) và đã lan ra bên ngoài tuyến giáp. Đối với các bệnh ung thư hấp thu iốt (hầu hết các ung thư tuyến giáp biệt hóa), liệu pháp iốt phóng xạ thường tốt hơn.
Nếu ung thư không đáp ứng với liệu pháp Iốt phóng xạ, liệu pháp xạ trị ngoài có thể được dùng để điều trị ung thư tái phát ở cổ hoặc di căn xa gây đau hoặc các triệu chứng khác.
Xạ trị ngoài thường được điều trị 5 ngày một tuần trong vài tuần. Trước khi bắt đầu, nhóm điều trị sẽ thực hiện các phép đo cẩn thận để tìm ra các góc chính xác để nhắm chùm tia bức xạ và xác định liều lượng phóng xạ thích hợp. Việc điều trị tự nó không gây đau đớn và gần giống chụp X-quang thông thường. Mỗi lần điều trị chỉ kéo dài vài phút, mặc dù mất nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch và chuẩn bị đưa bạn vào vị trí điều trị.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Hạn chế chính của phương pháp điều trị này là tia xạ có thể phá hủy các mô khỏe mạnh gần đó cùng với các tế bào ung thư.
Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, các bác sĩ cẩn thận xác định liều lượng chính xác cần thiết và nhắm chùm tia chính xác nhất có thể để bắn trúng mục tiêu.
E. HÓA TRỊ
Hóa trị là sử dụng các loại thuốc chống ung thư tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Hóa trị là liệu pháp toàn thân, có nghĩa là thuốc vào máu và đi khắp cơ thể để tiếp cận và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hóa trị hiếm khi có ích đối với hầu hết các loại ung thư giáp, chúng thường được kết hợp với xạ trị ngoài để điều trị ung thư giáp không biệt hóa và một vài ung thư tiến triển khác không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Các loại thuốc hóa trị được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chủ yếu là ung thư giáp dạng tủy và ung thư giáp không biệt hóa, bao gồm:
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Thuốc tấn công vào các tế bào đang phân chia nhanh chóng, là cơ chế hoạt động chống lại các tế bào ung thư. Nhưng các tế bào khác trong cơ thể, như những tế bào trong tủy xương, niêm mạc miệng, ruột và nang lông cũng phân chia nhanh chóng. Những tế bào này cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi hóa trị, có thể dẫn đến tác dụng phụ.
Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại, liều lượng và thời gian dùng thuốc, bao gồm:
Những tác dụng phụ này thường ngắn hạn và biến mất sau khi kết thúc điều trị. Một số thuốc hóa trị có thể có tác dụng đặc biệt cần theo dõi. Ví dụ, doxorubicin có thể ảnh hưởng đến chức năng tim. Nếu bạn đang dùng doxorubicin, bác sĩ sẽ kiểm tra tim thường xuyên bằng các xét nghiệm như siêu âm tim.
F. LIỆU PHÁP NHẮM TRÚNG ĐÍCH
Là các loại thuốc mới hơn đặc biệt nhắm vào những thay đổi bên trong các tế bào ung thư.
1. Thuốc nhắm trúng đích cho ung thư giáp dạng nhú hoặc dạng nang
Thật may mắn vì hầu hết các ung thư này có thể được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật và liệu pháp iốt phóng xạ, do đó ít cần các loại thuốc khác. Nhưng khi những phương pháp điều trị này không hiệu quả, các loại thuốc nhắm trúng đích có thể giúp ích.
Chất ức chế các kinase
Sorafenib (Nexavar) và lenvatinib (Lenvima), ức chế các protein kinase theo 2 cách: giúp ngăn chặn các khối u hình thành các mạch máu mới cần để u phát triển, và nhắm vào một số protein được tạo ra bởi các tế bào ung thư.
Chất ức chế RET
Trong một số ung thư giáp dạng nhú và nang, các tế bào có những biến đổi nhất định trong gen RET khiến chúng tạo ra sự bất thường từ protein RET kinase, protein bất thường này giúp các tế bào phát triển.
Selpercatinib (Retevmo) là thuốc ức chế RET, hoạt động bằng cách tấn công protein RET
Chất ức chế NTRK
Một số ít ung thư giáp có những thay đổi ở một trong các gen NTRK, những thay đổi gen này có thể giúp các tế bào ung thư phát triển.
Larotrectinib (Vitrakvi) và Entrectinib (Rozlytrek) nhắm đích và vô hiệu hóa các protein bất thường được tạo ra bởi các gen NTRK
Larotrectinib (Vitrakvi) được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp
2. Thuốc nhắm trúng đích cho ung thư tuyến giáp dạng tủy
Các bác sĩ đã đặc biệt quan tâm đến việc tìm ra các loại thuốc nhắm trúng đích để điều trị ung thư giáp dạng tủy (MTC) vì các phương pháp điều trị dựa trên hormone giáp (bao gồm cả iốt phóng xạ) không hiệu quả đối với loại ung thư này.
Chất ức chế các kinase
Vandetanib (Capreba) và Cabozantinib (Cometriq) là những chất ức chế các kinase, có thể tác động lên cả tế bào ung thư và sự phát triển của các mạch máu mới.
Chất ức chế RET
Trong một số ung thư tuyến giáp thể tủy, các tế bào có những thay đổi nhất định trong gen RET khiến chúng tạo ra bất thường từ protein RET kinase. Protein bất thường này giúp các tế bào phát triển.
Selpercatinib (Retevmo) là những loại thuốc được biết đến như một chất ức chế RET, hoạt động bằng cách tấn công protein RET.
3. Thuốc nhắm trúng đích cho ung thư giáp không biệt hóa
Các bác sĩ đã rất quan tâm đến việc tìm kiếm các loại thuốc nhắm mục tiêu để điều trị ung thư tuyến giáp không biệt hóa (anaplastic) vì hầu hết các phương pháp điều trị khác không hiệu quả đối với các bệnh ung thư này.
Chất ức chế BRAF và MEK
Một số ung thư giáp không biệt hóa có những biến đổi trong gen BRAF, khiến chúng tạo ra các protein giúp ung thư phát triển.
Dabrafenib (Tafinlar) và Trametinib (Mekinist) là những loại thuốc nhắm vào một số protein này
Chất ức chế RET
Trong một số ung thư tuyến giáp không biệt hóa, các tế bào có những thay đổi nhất định trong gen RET khiến chúng tạo ra bất thường từ protein RET kinase. Protein bất thường này giúp các tế bào phát triển.
Selpercatinib (Retevmo) là một loại thuốc được biết đến như một chất ức chế RET. Nó hoạt động bằng cách tấn công protein RET.
Chất ức chế NTRK
Một số ít trường hợp ung thư tuyến giáp không biệt hóa có những thay đổi ở một trong các gen NTRK. Những thay đổi gen này có thể giúp tế bào ung thư phát triển
Larotrectinib (Vitrakvi) và Entrectinib (Rozlytrek) là loại thuốc nhắm vào các bất thường protein do gen NTRK tạo ra.
Đối với các trường hợp phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến giáp thông thường, người bệnh chỉ cần nằm viện một đêm, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe để có thể xuất viện về nhà an toàn.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6
Bài viết tham khảo nguồn: Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ