- Nhiễm trùng phổi: Do có đường rạch trên bụng, người bệnh có thể cảm thấy khó hít thở sâu hoặc ho, dẫn đến nhiễm trùng phổi. Các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh tập thở để ngăn ngừa nhiễm trùng phổi. Bệnh nhân cũng được khuyến khích nên đứng dậy, đi lại càng sớm càng tốt. Nguy cơ biến chứng hô hấp tăng nếu bệnh nhân bị thừa cân hoặc hút thuốc;
- Nhiễm trùng vết mổ: Dù được điều trị kháng sinh dự phòng (sử dụng kháng sinh trước phẫu thuật vài giờ, trong tối đa 24 giờ) nhưng vết mổ vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nhân viên y tế sẽ thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, giữ vết thương bệnh nhân sạch và khô. Nếu bị nhiễm trùng, người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng sinh;
- Cục máu đông ở chân và thuyên tắc phổi: Bệnh nhân sau cắt gan được khuyến nghị nên đi lại càng sớm càng tốt. Người bệnh sẽ được cung cấp 1 loại vớ phẫu thuật đặc biệt để mang đi nằm viện, kết hợp tiêm thuốc làm loãng máu và tập chân theo hướng dẫn để ngăn ngừa hình thành cục máu đông;
- Chảy máu khi phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật: Có thể cần truyền máu hoặc phẫu thuật lại. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này không cần can thiệp mà vẫn được giải quyết;
- Rò rỉ mật từ mặt cắt gan: Chiếm tỷ lệ 5 - 10% trường hợp. Tình trạng này thường tự giới hạn, được điều trị bằng cách dẫn lưu mật ra ngoài. Đôi khi bác sĩ cần thực hiện phẫu thuật nội soi để giải áp đường mật;
- Suy gan: Biến chứng này có thể xảy ra nếu phần gan còn lại không đủ để hỗ trợ các chức năng bình thường. Điều này hay xảy ra ở bệnh nhân viêm gan mãn tính. Suy gan có thể dẫn tới phù chân, vàng da, lơ mơ,... Khi xảy ra tình trạng này, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc hỗ trợ gan cho tới khi gan hồi phục;
- Tử vong: Tỷ lệ người bệnh tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật là dưới 1% (do các biến chứng nghiêm trọng hoặc một số vấn đề khác).
- Tiêm phòng, tránh lây nhiễm virus viêm gan B, C; hạn chế uống rượu bia, tránh thực phẩm bị mốc có aflatoxin;
- Điều trị viêm gan B, C từ thể cấp, không để bệnh tiến triển mạn tính để tránh nguy cơ xơ gan;
- Bệnh nhân có tổn thương gan mạn tính và xơ gan nên siêu âm ổ bụng và định lượng AFP định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là bệnh ác tính, có mức độ nguy hiểm cao. Ở giai đoạn sớm, điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phẫu thuật cắt gan được nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân.
1. Sơ lược về ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư có mức độ phổ biến cao. Đây là căn bệnh có tỷ lệ số ca mắc mới và tử vong cao hàng đầu ở cả nam giới và phụ nữ. Bệnh xảy ra khi các tế bào gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng, tập hợp lại với nhau thành một khối u ác tính, có khả năng di căn tới nhiều cơ quan trên cơ thể.
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư gan. Tuy nhiên, một số người có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nếu: Nhiễm virus viêm gan B, C; xơ gan, uống nhiều rượu, nhiễm độc aflatoxin, mắc bệnh Wilson,...
Ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, khó phát hiện. Bước sang giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: Có cảm giác nặng, đau, tự sờ thấy khối u vùng hạ sườn phải, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, bụng chướng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu,... Khi có di căn xa, bệnh nhân có thể có các biểu hiện tại cơ quan mà ung thư lan tới: Não, phổi, xương,...
Hình ảnh ung thư biểu mô tế bào gan (hcc)
2. Phẫu thuật cắt gan trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
2.1 Các phương pháp điều trị ung thư gan
Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh được quyết định qua các tiêu chí như: Giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị gồm: Phẫu thuật cắt gan, phẫu thuật ghép gan, nút mạch, xạ trị (xạ trị trong, xạ trị ngoài), điều trị triệt căn tại chỗ (đông đặc khối u bằng vi sóng, tiêm cồn qua da, đốt nhiệt cao tần,...), điều trị đích, hóa trị, liệu pháp miễn dịch,...
Trong giai đoạn sớm, các phương pháp như phẫu thuật cắt gan, ghép gan và đốt sóng cao tần thường được lựa chọn để cải thiện khả năng sống cho bệnh nhân. Bước sang giai đoạn giữa, bệnh nhân thường được điều trị tắc mạch bằng hóa chất. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh được điều trị bằng Sorafenib. Đến giai đoạn cuối, việc điều trị chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ.
2.2 Tìm hiểu về phẫu thuật cắt gan
Phẫu thuật cắt gan là lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm, khi chưa bị xơ gan. Ở những bệnh nhân bị xơ gan, phẫu thuật cắt gan được chỉ định trong trường hợp chức năng gan vẫn được bảo tồn, nốt đơn độc, không bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Tỷ lệ sống sốt sau 5 năm khoảng 50 - 75% ở bệnh nhân phẫu thuật cắt gan, nhưng tỷ lệ tái phát (khối u phát triển và di căn) có thể lên tới 50%. Do vậy, phẫu thuật cắt gan không được khuyến nghị cho trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan đã xâm lấn mạch máu hoặc khối u đã di căn.
3. Một số câu hỏi về phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
3.1 Quá trình thực hiện phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân, thời gian kéo dài khoảng 3 - 6 tiếng hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp cắt gan là phẫu thuật mở thông qua 1 đường rạch da ở bụng (phẫu thuật mở bụng). Đôi khi, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt gan qua nội soi ít xâm lấn. Lựa chọn phẫu thuật tùy thuộc vào kích thước, số lượng khối u cần cắt bỏ. Phẫu thuật nội soi sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn, ít đau sau mổ và thời gian nằm viện ngắn hơn.
Sau khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh được đưa đến phòng hồi tỉnh. Khi tỉnh tại, bệnh nhân được chuyển đến khoa săn sóc tích cực trong 1 - 2 ngày hoặc cho tới khi người bệnh đủ sức khỏe để trở lại phòng bệnh. Tại khoa săn sóc tích cực, người bệnh được gắn máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, lượng dịch.
3.2 Một số nguy cơ sau phẫu thuật cắt gan
Các biến chứng khi thực hiện phẫu thuật cắt gan gồm:
Sau phẫu thuật cắt gan người bệnh có thể gặp một số nguy cơ
3.3 Thời gian nằm viện và phục hồi
Hầu hết bệnh nhân có thể được xuất viện sau 8 ngày sau phẫu thuật cắt gan. Thời gian nằm viện tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe tổng quát và các biến chứng. Sau khi có thể tự ăn uống và đi lại, được bác sĩ phẫu thuật xác nhận quá trình tiến triển và hồi phục tốt thì người bệnh có thể xuất viện.
Bệnh nhân sẽ mất một thời gian để khôi phục sức khỏe như trước khi phẫu thuật. Quá trình này có thể mất từ vài tuần tới vài tháng. Người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và tăng dần mức độ hoạt động. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, không tập quá sức. Các bài tập như đi bộ, bơi lội,... sẽ giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe.
Bệnh nhân nên tránh nâng vật nặng, lái xe trong 6 tuần sau khi phẫu thuật. Người bệnh cũng nên tránh uống rượu bia ít nhất 3 tháng sau khi phẫu thuật cắt gan. Đây là thời gian gan đang tái tạo lại. Về sau, người bệnh cũng không nên uống bia rượu, tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.
4. Phòng ngừa nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan
Ung thư biểu mô tế bào gan là bệnh phổ biến tại Việt Nam. Mỗi người có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu chủ động phòng ngừa bằng cách:
Phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) được thực hiện để loại bỏ các khối u trong gan. Khi lựa chọn phương pháp điều trị này, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để nâng cao cơ hội sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6