Cơ chế di truyền của ung thư

    Cơ chế di truyền của ung thư

    Ngày nay, các nhà khoa học được trang bị một kho vũ khí hoàn toàn mới trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư: bộ gen của con người đã được giải trình tự toàn bộ, một thư viện lớn các gen đã được xác định trong đó có các đột biến góp phần gây ra ung thư và một loạt các công nghệ đang được sử dụng để xác định các đột biến gen liên quan đến ung thư mới. Vậy, cơ chế di truyền của ung thư là gì? 

    1. Ung thư di truyền, cơ chế tế bào và phân tử của ung thư di truyền

    Ung thư đề cập đến một nhóm các bệnh có chung một đặc điểm: Sự phát triển và tăng sinh tế bào không kiểm soát được. Ung thư là một quá trình nhiều bước, trong đó các tế bào tích lũy một loạt các đột biến mà cuối cùng dẫn đến sự phát triển và phân chia mất kiểm soát của tế bào, ức chế tế bào biệt hóa và thoát khỏi sự chết của tế bào. Khi các khối u ung thư phát triển về kích thước, chúng kích thích một quá trình hình thành mạch, là nguồn mạch máu mới cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho chúng. Cuối cùng các tế bào khối u xâm lấn các mô xung quanh và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gọi là ung thư di căn.

    Có nhiều con đường có thể dẫn đến ung thư. Các nhà di truyền học ung thư đã xác định được một loạt các thay đổi riêng biệt mà các tế bào trải qua trên đường trở thành ung thư. Trong điều kiện bình thường , các tế bào phân chia để đáp ứng lại với các tín hiệu của yếu tố tăng trưởng và tế bào ngừng phân chia để phản ứng với các tín hiệu ức chế tăng trưởng. Ngoài ra, để đối phó với đột biến và các yếu tố môi trường, các tế bào bình thường sẽ trải qua quá trình chết theo chương trình (apoptosis), là một quá trình được kiểm soát chặt chẽ, trong đó các tế bào chết đi trước khi các vấn đề có thể phát sinh. Các đầu mút của nhiễm sắc thể, được gọi là telomere, hoạt động theo cách mà chúng ngày càng ngắn lại mỗi khi tế bào phân chia, một loại enzym đặc biệt gọi là telomerase hoạt động trên các telomere để kéo dài chiều dài của chúng, nhưng enzym này không hoạt động trong hầu hết các tế bào bình thường. Do đó, hầu hết các tế bào bình thường chỉ có thể phân chia một số lần nhất định trước khi các telomere của chúng ngắn lại đến mức mất thông tin di truyền quan trọng.

    Để trở thành ung thư, các tế bào bình thường thường có các “dấu hiệu” như:

    1. Khả năng phân chia khi không có sự kích thích của yếu tố tăng trưởng
    2. Khả năng phân chia khi có các tín hiệu ức chế tăng trưởng
    3. Thoát khỏi sự chết theo chương trình apoptosis 
    4. Khả năng duy trì chiều dài của telomere mặc dù sự phân chia tế bào lặp đi lặp lại
    5. Kích thích hình thành mạch
    6. Khả năng xâm lấn các mô xung quanh và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể

    Mặc dù các tế bào phải có được các khả năng này để trở thành ung thư, nhưng chúng có thể đi theo các cách khác nhau trong sáu bước trên theo bất kỳ thứ tự nào để đi đến đích cuối, và khả năng di căn thường là một trong những bước cuối cùng. Các đột biến gen liên quan đến các quá trình trên có thể là do mắc phải thông qua các đột biến soma, hoặc có thể truyền qua dòng mầm. Mặc dù, cần có thời gian để một tế bào tích lũy tất cả các đột biến cần thiết để trở thành ung thư, nhưng tiến triển thành ung thư xảy ra nhanh hơn nếu một cá nhân thừa hưởng đột biến dòng mầm trong gen liên quan đến ung thư, tế bào của người này sẽ tiến gần hơn một bước đến ung thư ngay từ đầu.

    2. Cơ chế di truyền của ung thư

    Khoảng 5-10% ung thư được cho là do di truyền .

    Các tình trạng di truyền có thể được di truyền trong gia đình theo một số cách. Chúng ta có hai bản sao của mỗi gen, một bản sao được hưởng từ mẹ và một bản sao được thừa hưởng từ bố. 

    Đối với một số đột biến, được gọi là đột biến trội trên nhiễm sắc thể (NST) thường, thừa hưởng một bản sao của gen đột biến là đủ để làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Khi một người bị đột biến trội trên NST thường, thì có 50% khả năng đột biến đó được di truyền từ mẹ của họ và 50% khả năng đột biến đó được di truyền từ bố của họ.

    Nếu bố hoặc mẹ bị đột biến gen trội trên NST thường, thì mỗi người con của họ có 50% cơ hội được thừa hưởng đột biến đó. Ví dụ về các đột biến gen trội của ung thư trên NST thường là 5 gen liên quan đến hội chứng Lynch (gồm gen MLH1, MSH2, MSH6, PMS2, và EPCAM), làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư khi còn trẻ, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

    Đối với các đột biến khác, được gọi là đột biến lặn trên NST thường, nguy cơ thường tồn tại nếu người đó thừa hưởng cùng một đột biến từ cả bố và mẹ. Một ví dụ về hội chứng đột biến gen lặn trên NST thường (gen ERCC2) là bệnh khô da sắc tố (Xeroderma Pigmentosum , XP), dẫn đến cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời dẫn đến ung thư da.

    Những người chỉ có một bản sao của đột biến gen lặn được gọi là người mang gen. Trong nhiều trường hợp đột biến gen lặn ở NST thường, việc trở thành người mang một đột biến gen không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của một người. Tuy nhiên, trong một số tình trạng ung thư do đột biến gen lặn trên NST thường, người mang mầm bệnh có thể tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Nếu tình trạng đột biến gen lặn trên NST thường xuất hiện trong gia đình bạn, chuyên gia tư vấn di truyền có thể thảo luận với bạn về những rủi ro (nếu có) đối với người mang mầm bệnh.

    Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh cho một bệnh lý lặn trên NST thường thì có 25% cơ hội cho mỗi đứa con của họ thừa hưởng cả hai đột biến di truyền (một đột biến từ bố và mẹ) và có tình trạng bệnh liên quan. Ngoài ra, có 75% khả năng mỗi đứa trẻ sẽ không mắc bệnh này.

    Hiếm khi, một sự thay đổi di truyền mới có thể xảy ra trong quá trình phát triển của phôi. Trong tình huống này, đột biến không được di truyền từ cha hoặc mẹ, nhưng nó có thể được truyền cho những đứa con trong tương lai.

    Cách các bệnh ung thư xảy ra trong gia đình cho thấy liệu chúng có khả năng di truyền hay không. Các dấu hiệu cho thấy ung thư di truyền bao gồm:

    • Hai hoặc nhiều người thân cùng mắc một loại ung thư, cùng một phía trong gia đình. 
    • Độ tuổi chẩn đoán ung thư sớm
    • Những người mắc nhiều hơn một bệnh ung thư nguyên phát
    • Sự xuất hiện của một họ ung thư được biết là có liên quan di truyền ( chẳng hạn ung thư vú và ung thư buồng trứng)
    • Một số loại ung thư hiếm gặp như ung thư vú ở nam giới

    Di truyền đột biến gen liên quan đến ung thư từ bố mẹ sang con cái

    3. Tầm soát ung thư di truyền sớm

    Mặc dù ung thư đang là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều ung thư nếu được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu, khi nó chưa quá lớn và chưa lan rộng, thì khả năng điều trị thành công là rất lớn. Theo thống kê, ở Anh, hơn 9 trên 10 bệnh nhân ung thư ruột sống sót sau khi xác định mắc bệnh từ 5 năm trở lên nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm nhất. Hay hầu hết tất cả phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất đều sống sót sau khi mắc bệnh ít nhất 5 năm… Như vậy, các phát hiện sớm và chuyên sâu hơn là tầm soát sớm về ung thư thật sự có thể tạo ra sự khác biệt.
    Mặc dù, tầm soát ung thư là một chiến lược khác biệt và phức tạp hơn so với chẩn đoán sớm, nhưng nhờ những thành tựu trong nghiên cứu ung thư và di truyền y học, việc tầm soát sớm ung thư di truyền đã ngày càng phổ biến rộng rãi và nhận được nhiều quan tâm lớn. Xết nghiệm gen ung thư di truyền bằng kỹ thuật giải trình tự toàn bộ bộ gen đã và đang cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các đột biến dòng mầm trên toàn bộ gen ung thư. Điều này đã đem lại rất nhiều lợi ích như:

    • Khám sàng lọc giúp bạn yên tâm nếu kết quả là bình thường.
    • Tầm soát ung thư có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách tìm ra những thay đổi trong cơ thể bạn có thể trở thành ung thư nếu không được điều trị.
    • Tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm ung thư trước khi bạn có các triệu chứng để được tư vấn di truyền và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
    • Việc phát hiện sớm có thể đồng nghĩa với việc chi phí điều trị ít hơn và thời gian phục hồi ít hơn.
    • Bệnh ung thư càng được phát hiện sớm thì cơ hội sống sót của bạn càng cao.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

     

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn