- Vết loét bên trong má hoặc môi không lành;
- Có thể sờ thấy một cục u hoặc mảng màu đỏ trắng trong miệng;
- Răng hoặc răng giả có thể bị lung lay mà không rõ lý do;
- Các dấu hiệu khác là tê miệng, đau, chảy máu hoặc yếu miệng;
- Thay đổi giọng nói, ù tai và đau họng không thuyên giảm.
- Hút thuốc lá: Gần 90% những người bị ung thư đầu hoặc cổ có sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc. Mọi loại thuốc là đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm thuốc lá điếu, hít, nhai hay xì gà.
- Uống rượu, bia: Rượu bia có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn uống nhiều thường xuyên (hơn 1 hoặc 2 ly mỗi ngày). Nếu bạn cũng sử dụng đồng thời rượu bia và thuốc lá, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nhiều hơn, đặc biệt là sau 50 tuổi.
- Nhiễm HPV: Bệnh nhân thường nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV) qua đường tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng. Có một số bằng chứng cho thấy nhiễm virus dẫn đến ung thư ở đáy lưỡi hoặc ở amidan. Vắc-xin phòng ngừa HPV có thể bảo vệ chống lại các loại virus gây ung thư miệng. Để giảm nguy cơ nhiễm HPV, hãy sử dụng bao cao su hoặc miếng dán nha khoa mỗi lần quan hệ tình dục.
- Sinh thiết: Các bác sĩ và nha sĩ thường phát hiện ung thư miệng khi khám sức khỏe định kỳ. Nếu nhận thấy dấu hiệu của ung thư, họ sẽ quan sát kỹ bên trong miệng và cổ họng của bệnh nhân để tìm hình ảnh ung thư khoang miệng. Nếu phát hiện thấy điểm gì bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để giúp xác nhận chẩn đoán hoặc loại trừ ung thư. Đây là biện pháp hữu hiệu để biết liệu một khối u có phải là ung thư hay không. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Họ có thể sử dụng kim, dụng cụ cạo hoặc làm tiểu phẫu để cắt một phần mô. Bên cạnh đó, xét nghiệm mô sinh thiết cũng giúp tìm virus HPV. Kết quả sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ ung thư và các lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Những người bị ung thư có liên quan đến virus HPV có xu hướng điều trị tốt hơn những người bị các loại ung thư khác.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể sử dụng các chẩn đoán hình ảnh khác nhau để xem xét những cơ quan và cấu trúc xung quanh miệng, bao gồm chụp X-quang, MRI, CT, siêu âm và PET. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp cùng lúc để tìm hình ảnh ung thư miệng, theo dõi điều trị hoặc kiểm tra xem ung thư có tái phát hay không.
- Tránh nắng: Tia UV có liên quan đến ung thư môi. Che chắn bằng mũ và kem chống nắng có SPF 15 trở lên sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh;
- Không sử dụng thuốc lá và hạn chế đồ uống có cồn;
- Chải răng, dùng chỉ nha khoa và đi khám răng thường xuyên. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư miệng và cũng giúp phát hiện sớm bệnh để điều trị dễ dàng hơn;
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau và trái cây, hạn chế dầu mỡ. Việc thiếu vitamin A (có trong cá dầu, sữa, trứng, rau bina, cà rốt và gan bò) cũng có thể dẫn đến một số bệnh ung thư miệng.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Hướng dẫn trực quan về ung thư miệng
Ung thư miệng là một tổn thương ác tính xảy ra tại khoang miệng. Nếu được phát hiện sớm, ung thư khoang miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu gợi ý ung thư miệng, bệnh nhân cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
1. Ung thư miệng là gì?
Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng là bệnh lý xảy ra ở môi, lợi, lưỡi, vòm miệng, bên trong má hoặc sàn mềm dưới lưỡi. Nếu bệnh ảnh hưởng đến amidan, cổ họng trên hoặc vòm miệng mềm (nơi vòm miệng tiếp xúc với cổ họng) thì sẽ được gọi là ung thư hầu họng.
2. Dấu hiệu của ung thư miệng
Những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư miệng bao gồm:
Hình ảnh ung thư khoang miệng với vết loét không lành trong má
3. Ai có nguy cơ mắc ung thư miệng?
Phụ nữ và những người trên 45 tuổi có nhiều khả năng bị ung thư miệng hơn, mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những người có làn da trắng có nhiều khả năng bị ung thư môi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người có hệ thống miễn dịch yếu (tuổi cao hoặc bị bệnh HIV) thì nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng cao hơn.
Một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến bạn mắc ung thư miệng bao gồm:
4. Chẩn đoán ung thư miệng như thế nào?
Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán ung thư miệng:
Sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư khoang miệng chính xác
5. Điều trị ung thư miệng như thế nào?
5.1. Phẫu thuật loại bỏ khối u
Đây thường là phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ chỉ định, đặc biệt là khi bệnh ở giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ khối u cũng như một khu vực hoặc rìa mô xung quanh để đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã biến mất. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ một phần lưỡi, xương hàm hoặc vòm miệng. Bệnh nhân có thể cần thêm vài lần phẫu thuật để giúp những đã loại bỏ khối u hoạt động bình thường trở lại.
5.2. Hóa trị và xạ trị
Trong phương pháp xạ trị, bức xạ sử dụng các hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Còn đối với hóa trị, các loại thuốc ở dạng viên uống hoặc tiêm sẽ đi vào máu và nhắm mục tiêu là các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể dùng một hoặc cả hai phương pháp điều trị, tùy thuộc vào loại ung thư và thời gian mắc bệnh. Ngay cả khi phải phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần xạ trị và/hoặc hóa trị để giúp đảm bảo ung thư không quay trở lại.
6. Cách phòng ngừa ung thư miệng
Một vài biện pháp cơ bản có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng bao gồm:
Ung thư miệng có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh nhân nên khám tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Ngoài ra, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu bia và tiêm phòng HPV cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6
Nguồn tham khảo: webmd.com