- Thể non-seminomas: thường xảy ra với nam giới khi còn trẻ và có tốc độ lan truyền nhanh chóng.
- Thể seminomas: xảy ra nhiều ở nam giới có tuổi, thường có tốc độ lan truyền kém hơn nhiều so với thể non-seminomas.
- Thay đổi nhất định về cảm giác ở vùng tinh hoàn, ví dụ như cảm thấy săn chắc hơn, thay đổi về cấu trúc...
- Vùng bìu có cảm giác nặng và không thoải mái.
- Đau nhức hoặc đau âm ỉ ở tinh hoàn, vùng bìu, vùng bẹn đến vùng bụng dưới.
- Chất lỏng lạ tích lũy đột ngột bên trong bìu...
- Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến người già, nhưng xảy ra chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 35.
- Nam giới người da trắng có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn.
- Các tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của tinh hoàn đều làm tăng nguy cơ của bệnh như sa bìu tinh hoàn, tinh hoàn ẩn...
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người thân như bố hoặc anh trai mắc phải ung thư tinh hoàn, bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn.
- Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn tế bào ung thư được tìm thấy trong các ống nhỏ - gọi là ống nửa lá kim - nằm bên trong của tinh hoàn, rất khó phát hiện thông qua triệu chứng thông thường.
- Giai đoạn 1: Khối u phát triển bên ngoài tinh hoàn và các khu vực lân cận, tuy nhiên chưa lan đến hạch bạch huyết hoặc các vị trí xa hơn trong c7 thể.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư tinh hoàn lây lan đến hạch bạch huyết nằm trong bụng của bệnh nhân.
- Giai đoạn 3: Ung thư di căn đến nhiều bộ phận khác xa tinh hoàn, bao gồm gan, xương, phổi hay thậm chí là não.
- Siêu âm.
- Xét nghiệm máu.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp X-Quang từ nhiều góc độ, sau đó phối hợp các kết quả để tạo ra hình ảnh toàn diện và chi tiết ở bụng, ngực, xương chậu và tinh hoàn để xác định giai đoạn của khối u, tình trạng di căn...
- Hóa trị: sử dụng các loại hóa chất mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị: sử dụng các chùm tia có mức năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Hướng dẫn trực quan về ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh ung thư xảy ra ở vùng tinh hoàn của nam giới - khu vực tạo ra hormone testosterone và tinh trùng. Tuy là một loại ung thư hiếm gặp so với nhiều bộ phận khác, nhưng ung thư tinh hoàn cực kì phổ biến ở nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên.
1. Bệnh ung thư tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn nằm trong hệ thống cơ quan sinh dục ở nam giới, nằm trong bìu và ở ngay bên dưới dương vật. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất hormone testosterone ở nam - liên quan đến ham muốn tình dục - và tinh trùng - liên quan đến khả năng sinh sản của người nam.
Cũng tương tự như hầu hết các bộ phận khác, tinh hoàn cũng có khả năng phát triển các khối u ác tính và hình thành bệnh ung thư tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn có tỷ lệ xuất hiện thấp hơn so với nhiều loại bệnh ung thư khác, tuy nhiên, đối với nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 35, đây là một trong những bệnh phổ biến nhất.
2. Ung thư tinh hoàn vì sao lại xảy ra?
Đại đa số ung thư tinh hoàn đều có nguồn gốc từ sự tăng sinh của tế bào mầm tạo ra tinh trùng. Tuy nhiên, cơ chế cụ thể gây ra sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của tế bào mầm sinh tinh vẫn chưa được làm rõ và vẫn có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra nguyên nhân chính xác.
3. Phân loại ung thư tinh hoàn
Theo các nhà khoa học, hiện nay, ung thư tinh hoàn được chia thành hai loại chính:
Ung thư tinh hoàn được thành một số loại khác nhau
4. Ung thư tinh hoàn dấu hiệu là gì?
Dấu hiệu phổ biến nhất khi bạn mắc phải ung thư tinh hoàn là tình trạng sưng tấy hoặc nổi nhiều nốt sần ở tinh hoàn, nhưng không gây ra cảm giác đau. Kích thước của những nốt này có thể tương đương hoặc lớn hơn hạt đậu.
Ngoài ra, ung thư tinh hoàn dấu hiệu cũng bao gồm:
5. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn?
Các vấn đề liên quan đến chủng tộc, tuổi tác và một số tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn, cụ thể là:
Ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi
6. Ung thư tinh hoàn phát triển theo bao nhiêu giai đoạn?
Các giai đoạn đoạn của bệnh ung thư tinh hoàn được xác định dựa trên kích thước và mức độ lan rộng của khối u, bao gồm:
7. Chẩn đoán - điều trị ung thư tinh hoàn như thế nào?
Ung thư tinh hoàn khi phát hiện sớm có thể gia tăng tỷ lệ thành công trong việc điều trị. Vì vậy, ngay khi bạn xuất hiện các dấu hiệu như đau, sưng tấy hoặc nổi nốt sần ở 1 hoặc cả hai tinh hoàn, hãy đến bệnh viện để tầm soát và kiểm tra sớm khả năng hình thành loại ung thư này.
Nếu như việc khám và kiểm tra tiến hành chậm trễ, khả năng cao ung thư sẽ di căn sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, khiến việc điều trị trở nên khó khăn với tỷ lệ thành công thấp hơn rất nhiều.
7.1. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Trong đại đa số trường hợp, nam giới khi tự cảm nhận thấy sự phát triển của khối u tại vùng tinh hoàn sẽ gặp bác sĩ để kiểm tra cụ thể. Nếu như bác sĩ nghi ngờ đây là ung thư tinh hoàn, một số xét nghiệm tại vùng tinh hoàn sẽ được thực hiện, bao gồm:
Những xét nghiệm này có thể tìm ra hình ảnh ung thư tinh hoàn hoặc nồng độ hormone / protein... có thể thay đổi do bệnh.
Đối với một số loại ung thư khác, sinh thiết tế bào có thể được tiến hành để đánh giá chính xác một khối u là ác tính. Tuy nhiên, đối với tinh hoàn, xét nghiệm này có thể làm hỏng tinh hoàn và gia tăng khả năng di căn nếu như đó là ung thư.
7.2. Ung thư tinh hoàn và một số phương pháp điều trị liên quan
7.2.1 Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Trong hầu hết trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn bất kể giai đoạn hoặc loại ung thư. Ở giai đoạn II và giai đoạn III của bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy hạch bạch huyết để xét nghiệm kiểm tra ung thư. Đối với giai đoạn I, phẫu thuật cắt tinh hoàn là phương pháp điều trị duy nhất đối với ung thư tinh hoàn tính tới thời điểm hiện tại. Sau phẫu thuật, bạn cũng cần kiểm tra liên tục vài tháng 1 lần trong 2 - 3 năm đầu tiên.
7.2.2. Hóa trị và xạ trị đối với ung thư tinh hoàn
Sau khi phẫu thuật, một số phương pháp ngăn ngừa / điều trị khác sẽ được tiến hành trong trường hợp khối u di căn, bao gồm:
Có thể nói, ung thư tinh hoàn là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, gây ra nhiều hậu quả nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Khi phát hiện bất thường, bạn cần tìm gặp các bác sĩ sớm để thực hiện xét nghiệm kiểm tra.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6
Nguồn tham khảo: webmd