Kế hoạch xạ trị ung thư được thiết lập và kiểm soát như thế nào?

    Kế hoạch xạ trị ung thư được thiết lập và kiểm soát như thế nào?

    Xạ trị là phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư, đòi hỏi được tiến hành tuần tự và chính xác, trong đó lập kế hoạch điều trị là bước quan trọng, quyết định kết quả xạ trị của bệnh nhân.

    1. Các yếu tố cần khi lập kế hoạch xạ trị

    • Loại ung thư.
    • Vị trí ung thư tồn tại trong cơ thể.
    • Kích thước của khối u.
    • Khối u nằm gần vùng nhạy cảm với tia xạ.
    • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

    Lập kế hoạch xạ trị là bước quan trọng nhất, rất phức tạp và đòi hỏi thời gian dài để hoàn thành. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch để liều xạ trị được mạnh nhất tới khối u nhưng đồng thời mô lành được bảo vệ nhiều nhất có thể.

    2. Quy trình lập kế hoạch xạ trị

    Máy chụp CT mô phỏng

    Máy chụp mô phỏng tại Bệnh viện TWQĐ 108

    Quy trình xạ tr tóm tắt như sau: Chuẩn bị bệnh nhân - Chụp mô phỏng - Lập kế hoạch xạ trị - Kiểm tra chất lượng xạ trị - Tiến hành xạ trị.

    2.1 Chụp mô phỏng

    Đây là bước đầu tiên trong lập kế hoạch xạ trị, bệnh nhân được yêu cầu nằm im để bác sĩ xác định tư thế điều trị.

    • Vùng cần xạ trị sẽ được đánh dấu
    • Sử dụng CT - scan hoặc PET-CT để kiểm tra kích thước của khối u, dự đoán khả năng lan đến vùng nào nhiều nhất, vạch ranh giới những mô lành nằm bên trong khu vực điều trị, đo đạc và vạch ra kế hoạch điều trị.
    • Mô phỏng có thể được thực hiện trên PET/CT với hệ thống laser định vị 3 chiều do PET/CT ghi hình dựa trên sự tập trung cao thuốc phóng xạ FDG vào các tế bào ung thư, cho hình ảnh chuyển hóa của khối u sớm, chính xác hơn. PET/CT giúp xác định được mức độ xâm lấn của u cũng như di căn hạch kể cả với kích thước nhỏ ở mức độ phân tử, mức độ tế bào từ đó giúp xác định thể tích xạ trị cũng như việc lập kế hoạch xạ trị được triệt để nhất.

    2.2 Lập kế hoạch điều trị

    • Sau khi chụp toàn bộ, hình ảnh mô phỏng được chuyển sang hệ máy tính để lập kế hoạch điều trị.
    • Bác sĩ xạ trị xác định các thể tích xạ trị: GTV (thể tích khối u thô) trên hình CT mô phỏng, CTV (thể tích bia lâm sàng) và PTV (thể tích lập kế hoạch xạ trị).
    • Xác định các cơ quan cần bảo vệ với liều giới hạn.
      • Giới hạn của tủy sống: 45 Gy.
      • Thân não: 54 Gy.
        • Dây thần kinh thị giác: 50-55 Gy, giao thoa thị giác: 54 Gy.
        • Khớp thái dương hàm: 70 G.
        • Liều trung bình tuyến mang tai: 26 Gy, thực quản: 60 Gy.
        • Có thể xác định thêm các cơ quan khác như khoang miệng, thanh quản hạ họng... để tối ưu hóa liều vào tổn thương và giảm liều ở các cơ quan này.
    • Xác định số trường chiếu, góc chiếu, số lượng các trường chiếu chia nhỏ, năng lượng chùm tia 6 MV hay 15 MV
      • Số lượng các trường chiếu tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể và kỹ thuật xạ trị.
      • Có thế lập kế hoạch xạ trị 3D hoặc xạ trị điều biến liều - IMRT (Intensity Modulated Radiation Therapy) - tập trung liều bức xạ cao nhất vào tổn thương (khối u, hạch...) và thấp nhất vào tổ chức lành xung quanh (cơ quan cần bảo vệ), giảm biến chứng xạ trị.
      • Xạ trị điều biến liều trên PET/CT mô phỏng hiện nay là kỹ thuật tiên tiến nhất, mang lại hiệu quả điều trị cao và giảm biến chứng xạ trị.

    Kiểm tra chất lượng kế hoạch: Kiểm tra kế hoạch bằng phantom chuyên dụng trước khi xạ. Sai số cho phép nhỏ hơn 5 % (tốt nhất < 3%).

    3. Khi nào có thể bắt đầu tiến hành kế hoạch xạ trị?

    Điều trị thường bắt đầu 2 - 4 tuần sau cuộc hẹn lên kế hoạch xạ trị. Mỗi bệnh nhân có các khung thời gian điều trị khác nhau.

    Xạ trị buổi đầu tiên là kéo dài lâu nhất trong tất cả các buổi xạ trị bởi vì bác sĩ phải để bệnh nhân nằm đúng vị trí như hôm chụp CT mô phỏng, sau đó tiến hành đo đạc, chụp X – quang và đảm bảo vị trí điều trị này là chính xác nhất.

    Các buổi điều trị sau sẽ giống với buổi đầu tiên nhưng thời gian ngắn hơn. Trong quá trình điều trị bác sĩ có thể chụp lại phim X-quang để chắc chắn vị trí xạ trị là chính xác nhất.

    Điều rất quan trọng là cần nằm yên ở cùng một vị trí cho mỗi tất cả các lần điều trị.

    4. Theo dõi sau xạ trị

    Cần thông báo với bác sĩ hoặc điều dưỡng bất cứ phản ứng bất thường nào xảy ra

    Thông báo với bác sĩ hoặc điều dưỡng bất cứ phản ứng bất thường nào xảy ra. Một số tác dụng phụ của xạ trị có thể xuất hiện sớm hoặc muộn, tùy thuộc vào vị trí và liều xạ trị của bệnh nhân.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn