- Ung thư tủy xương gây ra mệt mỏi do tình trạng thiếu máu kéo dài liên quan đến việc các tế bào ung thư cản trở quá trình sản xuất các tế bào máu bình thường. Tương tự, các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng cũng thường gây mệt mỏi vì mất máu.
- Các khối ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú cản trở quá trình trao đổi chất và nội tiết tố gây cảm giác vô cùng mệt mỏi cho người bệnh.
- Ung thư phổi gây khó thở cũng làm tăng nguy cơ mệt mỏi kéo dài.
- Thuốc điều trị ung thư: Hầu hết và ngay cả các loại thuốc điều trị ung thư tiêu chuẩn thường được kê đơn để điều trị ung thư có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi tái phát ở bệnh nhân.
- Hóa trị: Hóa trị thường khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng ngay cả sau khi điều trị. Mệt mỏi và kiệt sức là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị.
- Xạ trị: Xạ trị gây ra cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng thường kéo dài từ 3 - 4 tuần sau khi điều trị. Tuy nhiên, điều đó không phải luôn đúng với tất cả người bệnh. Đôi khi, nó sẽ kéo dài đến ba tháng sau khi điều trị kết thúc.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể khiến cơ thể đối mặt với tình trạng kiệt sức từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tùy thuộc vào tính chất của cuộc phẫu thuật và mức độ tác động đến cơ thể mà tình trạng mệt mỏi ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.
- Thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch: Tình trạng mệt mỏi toàn thân thường là tác dụng phụ của thuốc nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch. Thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu hoạt động bằng cách tiêu diệt các cấu trúc đặc biệt của tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch thường sử dụng hệ thống miễn dịch để nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.
- Điều trị bằng hormone: Điều trị bằng hormone có thể gây mệt mỏi vì nó ngăn chặn hoặc làm giảm số lượng hormone trong cơ thể. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng cho bệnh ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt.
- Mệt mỏi liên quan đến ung thư sau khi cấy ghép tủy xương: Tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài đến một năm sau cấy ghép.
- Hoạt động thể chất: Duy trì hoặc hoạt động thể chất có thể giúp giảm mệt mỏi. Loại và mức độ hoạt động thể chất có thể khác nhau trong và sau khi điều trị ung thư. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có các hoạt động thể chất lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Tư vấn: Liệu pháp hành vi có thể giúp bệnh nhân đối phó với cảm giác mệt mỏi. Nó thường giúp bệnh nhân bằng cách sắp xếp lại suy nghĩ và cải thiện giấc ngủ trong quá trình điều trị ung thư.
- Thư giãn tinh thần: Thực hành chánh niệm, yoga, mát-xa, trị liệu bằng âm nhạc, thiền và châm cứu có thể làm giảm mệt mỏi ở những người mắc bệnh ung thư.
- Chế độ ăn uống: Các bác sĩ thường chỉ định một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các chất dinh dưỡng và vitamin. Ngoài ra, một số chất bổ sung cũng có thể được kê đơn.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Loại ung thư nào khiến bạn rất mệt mỏi?
Nếu không được hướng dẫn trị liệu đúng cách về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, các biện pháp thư giãn trong và sau điều trị ung thư, nhiều bệnh nhân ung thư có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài, khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn. Vì vậy, hãy luôn cố gắng động viên tinh thần và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để giảm mệt mỏi và nâng cao hiệu quả điều trị.
1. Các loại ung thư gây mệt mỏi cho người bệnh
Bị ung thư cảm thấy mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến của hầu hết các loại ung thư. Mệt mỏi thường được coi là một dấu hiệu cảnh báo ung thư đang tiến triển.
Tình trạng mệt mỏi khi bị ung thư thường không thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ đầy đủ. Và trái với bình thường, tình trạng kiệt sức thường xảy đến khi bệnh nhân ung thư ít vận động.
Ung thư gây mệt mỏi kéo dài là do các tế bào ung thư hoạt động mạnh, thường ăn cắp calo và chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Kết hợp với việc ăn kém của người bệnh, sẽ gây ra suy kiệt theo thời gian nếu không tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý.
Mối liên hệ giữa ung thư và tình trạng mệt mỏi được mô tả trong một số bệnh ung thư cụ thể sau:
Ung thư phổi gây khó thở làm tăng nguy cơ mệt mỏi kéo dài
Chất cytokine được tiết ra để phản ứng với nhiễm trùng trong hầu hết các bệnh ung thư. Lượng lớn chất này tiết ra có thể gây độc và dẫn đến tình trạng mệt mỏi dai dẳng. Ngoài ra, một số loại ung thư có thể gây sưng tấy các cơ quan, làm cho chân tay nặng nề và khó cử động, điều này cũng góp phần gây ra tình trạng mệt mỏi.
2. Các phương pháp điều trị ung thư có gây mệt mỏi không?
Mệt mỏi thường là tác dụng phụ của tất cả các phương pháp điều trị ung thư. Dưới đây là danh sách các biện pháp điều trị ung thư có thể gây tình trạng mệt mỏi:
Hóa trị khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng
3. Kiểm soát tình trạng mệt mỏi do ung thư bằng cách nào?
Bệnh nhân ung thư có thể cần thực hiện một số thay đổi lối sống để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng mệt mỏi và các tác dụng phụ khác như:
Ung thư thường khiến người bệnh mệt mỏi do tế bào ung thư phát triển và ăn cắp hết calo và chất dinh dưỡng từ cơ thể. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và sàng lọc bệnh ung thư từ sớm.
Sàng lọc ung thư sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện sớm và đưa ra các phương pháp ngăn chặn và phác đồ điều trị ung thư hiệu quả để từ đó làm giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí cho người bệnh. Hiện nay, Bệnh viện TWQĐ 108 đã và đang là cơ sở y tế đi đầu trong lĩnh vực phát hiện các bệnh lý ung thư từ sớm, theo đó Gói khám sàng lọc ung thư công nghệ cao mang tới cho bạn cơ hội tầm soát, phát hiện kịp thời các nguy cơ cảnh báo bệnh để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6