Lưu ý thiếu máu khi điều trị ung thư

    Lưu ý thiếu máu khi điều trị ung thư

    Thiếu máu khi điều trị ung thư là một biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân.Tình trạng này có thể do chính khối u gây ra hoặc phác đồ hóa trị liệu được sử dụng. Việc xử trí thiếu máu khi điều trị ung thư nhằm mục đích tăng khả năng vận chuyển oxy của máu, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

    1. Thiếu máu là gì?

    Khi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, cơ thể sẽ mắc phải một tình trạng gọi là thiếu máu. Điều này có nghĩa là máu có nồng độ hemoglobin (Hgb) thấp hơn bình thường. Đối với bệnh nhân ung thư, thiếu máu là một tình trạng thường gặp.

    Có nhiều lý do khác nhau gây thiếu máu khi điều trị ung thư, trong đó phổ biến là:

    • Do chính bệnh lý ung thư gây ra;
    • Điều trị ung thư với liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị;
    • Do mất máu (có thể chảy máu khối u, tế bào ung thư xâm nhập vào mạch máu , các tình trạng khác như kinh nguyệt ra nhiều hoặc do loét dạ dày);
    • Do thiếu vitamin và khoáng chất do dinh dưỡng cho người bị ung thư không đủ;
    • Do nồng độ sắt trong máu thấp;
    • Do các vấn đề về cơ quan chính (bao gồm bệnh tim, phổi, thận hoặc gan nặng);
    • Do các tế bào hồng cầu bị cơ thể phá hủy trước khi được thay thế;
    • Cơ thể tạo ra hồng cầu ít hơn;
    • Bị bệnh thận mãn tính;
    • Có các tình trạng như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia (rối loạn di truyền của tế bào hồng cầu).

    Nhìn chung, người bệnh bị thiếu máu khi điều trị ung thư sẽ có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ.

    Sở dĩ tình trạng thiếu máu khi điều trị ung thư khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì các tế bào trong cơ thể không thể nhận đủ oxy. Trong một số trường hợp, tình trạng thiếu oxy này có thể nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng. Thiếu máu sẽ khiến hệ tim mạch làm việc nhiều hơn, vì vậy, nếu đã có vấn đề về tim thì tình trạng thiếu máu khi điều trị ung thư có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.

    Nếu tình trạng thiếu máu trầm trọng có thể phải trì hoãn việc điều trị ung thư hoặc phải giảm liều điều trị. Đôi khi tình trạng này cũng có thể khiến một số phương pháp điều trị ung thư không đạt hiệu quả tốt như mong đợi.

    2. Các triệu chứng của thiếu máu

    Thiếu máu khi điều trị ung thư thường bắt đầu từ từ, vì vậy ban đầu người bệnh có thể không nhận thấy các triệu chứng. Khi mức hemoglobin thấp hơn, cơ thể sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng thiếu máu sau:

    • Tim đập nhanh;
    • Nhịp thở nhanh;
    • Khó thở khi làm những việc như đi bộ, leo cầu thang hoặc thậm chí nói chuyện;
    • Chóng mặt hoặc choáng váng;
    • Tức ngực;
    • Sưng ở bàn tay và / hoặc bàn chân;
    • Màu da, móng tay, miệng và nướu trông nhợt nhạt hơn bình thường;
    • Mệt mỏi;
    • Thiếu tập trung, buồn ngủ.

    Thiếu máu khi điều trị ung thư có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng, tùy thuộc vào mức độ hemoglobin và các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng để lựa chọn hướng can thiệp phù hợp.

    thiếu máu khi điều trị ung thư

    Người bệnh bị thiếu máu khi điều trị ung thư sẽ có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi,

    3. Xét nghiệm tìm nguyên nhân thiếu máu

    Công thức máu toàn bộ là một xét nghiệm đo nồng độ hemoglobin và các đặc điểm khác của tế bào hồng cầu (chẳng hạn như kích thước). Xét nghiệm này không chỉ cho biết người bệnh có bị thiếu máu hay không mà còn có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

    Ngoài ra, các xét nghiệm khác để giúp tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu khi điều trị ung thư, bao gồm:

    • Xét nghiệm hóa học máu để kiểm tra chức năng cơ quan và nồng độ vitamin, khoáng chất;
    • Xét nghiệm số lượng hồng cầu lưới để biết cơ thể đang tạo ra bao nhiêu tế bào hồng cầu mới;
    • Kiểm tra tủy xương để đảm bảo bộ phận này đang hoạt động bình thường;
    • Xét nghiệm đo nồng độ sắt, vitamin B12 và folate;
    • Xét nghiệm phân để tìm máu ẩn trong phân.

    4. Điều trị thiếu máu

    Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư thường được điều trị dựa trên nguyên nhân. Đôi khi, tình trạng này có thể làm trì hoãn việc điều trị ung thư cho đến khi các tế bào hồng cầu có thời gian phục hồi. Có 2 mục tiêu chính trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư gồm:

    • Điều trị nguyên nhân thiếu máu;
    • Tăng mức hemoglobin để các triệu chứng thuyên giảm.

    Các phương pháp điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư gồm:

    4.1 Liệu pháp bổ sung sắt

    Nếu lượng sắt trong máu thấp, bác sĩ có thể bổ sung bằng cách cho uống thuốc sắt hoặc sắt được truyền qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, truyền sắt sẽ có nguy cơ gây dị ứng nên bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh loại sắt nào phù hợp nhất cho tình trạng cụ thể. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt hơn, để giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

    Có 2 loại sắt trong thực phẩm là heme và non-heme, trong đó:

    • Sắt heme được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, dễ được cơ thể hấp thụ. Một số thực phẩm có chứa sắt heme là thịt đỏ, cá béo, gà...
    • Sắt không phải heme được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Một số thực phẩm có chứa nhiều sắt không phải heme là các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, rau cải thìa, hoặc cải bẹ, họ đậu, ngũ cốc, trái cây khô.... Sắt non-heme được cơ thể hấp thụ tốt nhất khi ăn cùng lúc với trái cây và rau quả giàu Vitamin C như cam quýt, cà chua...

    4.2 Truyền máu để điều trị thiếu máu

    Truyền tế bào hồng cầu là một cách an toàn, phổ biến và nhanh chóng để điều trị thiếu máu ở những người bị ung thư. Liệu pháp này có thể giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ mệt mỏi do oxy đến các cơ quan nhanh hơn. Ngay trong khi truyền tế bào hồng cầu, các triệu chứng do thiếu máu gây ra sẽ thuyên giảm rất nhanh chóng, dù đôi khi sự thuyên giảm chỉ là tạm thời.

    Việc truyền tế bào hồng cầu đòi hỏi phải phù hợp giữa máu được hiến với máu của người nhận. Hơn nữa, việc truyền máu cũng có một số rủi ro như:

    • Phản ứng truyền máu: Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tấn công các protein trên các tế bào máu lạ. Điều này thường giống như một phản ứng dị ứng. Hầu hết các phản ứng này là nhẹ và có thể được điều trị, nhưng đôi khi chúng nghiêm trọng hơn.
    • Tổn thương phổi liên quan đến truyền máu: Đây là một trong những nguy cơ nghiêm trọng, có thể gây khó thở cấp tính và người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện.
    • Phơi nhiễm với một số vi trùng (chẳng hạn như vi rút viêm gan B hoặc C): Hiện nay, việc xét nghiệm và sàng lọc máu cẩn thận trước khi truyền đã giảm giúp đáng kể nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh.
    • Quá tải tuần hoàn liên quan đến truyền máu: Điều này có thể xảy ra nếu máu được cung cấp với thể tích quá nhiều và quá nhanh để hệ tim mạch có thể kịp dung nạp, thích nghi.
    • Thừa sắt: Những người được truyền máu nhiều lần có thể bị quá nhiều sắt, sau đó cần được điều trị thải sắt.

    4.3 Các tác nhân kích thích tạo máu

    Một cách khác để điều trị bệnh thiếu máu ở một số bệnh nhân là sử dụng các loại thuốc giúp cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Các thuốc này có bản chất là hormone, gọi là erythropoietin, do thận tạo ra để giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu mới. Erythropoietin được sử dụng bằng cách tiêm dưới da và thời gian thuốc phát huy tác dụng có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân.

    Mặc dù những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ rất nghiêm trọng nhưng chúng cũng có thể giúp những bệnh nhân đang hóa trị nhanh chóng hồi phục mức hemoglobin cao hơn và ít phải truyền máu hơn, gián tiếp cải thiện các triệu chứng liên quan đến thiếu máu.

    Truyền tế bào hồng cầu điều trị thiếu máu sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ mệt mỏi do oxy đến các cơ quan nhanh hơn

    4.4 Các loại thuốc khác điều trị bệnh thiếu máu

    Tùy thuộc vào loại thiếu máu, người bệnh ung thư cũng có thể được điều trị bằng cách bổ sung vitamin B12 hoặc axit folic.

    Tóm lại, thiếu máu liên quan đến ung thư có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và làm giảm thời gian sống còn lại của người bệnh. Việc điều chỉnh tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư sẽ giúp cải thiện hiệu quả điều trị bệnh lý ác tính. Do đó, cần theo dõi sát các chỉ số về huyết học của người bệnh để kịp thời điều chỉnh cũng như tăng cường dinh dưỡng cho người bị ung thư là một cách hữu ích để phòng ngừa thiếu máu.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn