- Sưng tấy và cảm giác nặng nề hoặc đau nhức ở cánh tay hoặc chân, có thể lan rộng đến tận các ngón tay và ngón chân
- Xuất hiện vết lõm khi ấn vào khu vực bị sưng
- Sưng tấy, cảm giác mềm khi chạm vào và thường không đau lúc đầu
- Sưng nhiều hơn, yếu và khó cử động cánh tay hoặc chân
- Ngứa, đỏ, da ấm, và đôi khi phát ban
- Vết thương không lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng da có thể gây đau, đỏ và sưng
- Da dày lên hoặc cứng
- Cảm giác căng trong da, ấn vào chỗ sưng không để lại vết lõm.
- Rụng tóc
- Sưng tấy và cảm giác căng tức khó chịu trên mặt, cổ hoặc dưới cằm
- Khó cử động đầu hoặc cổ
- Bảo vệ làn da. Sử dụng kem dưỡng da để tránh khô da. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da. Mang găng tay nhựa có lót bông khi làm việc để tránh trầy xước hoặc bỏng da. Giữ bàn chân luôn sạch sẽ và khô ráo. Giữ móng tay sạch và ngắn để tránh móng mọc ngược và gây nhiễm trùng. Tránh đi giày chật và mang trang sức quá chật bó sát tay chân.
- Luyện tập. Thực hiện các bài tập để giữ cho chất lỏng trong cơ thể di chuyển, đặc biệt là ở những nơi đã phát triển phù bạch huyết. Bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng giúp bạn vận động và co cơ. Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về những bài tập nào là tốt nhất cho bạn.
- Dẫn lưu bạch huyết bằng tay. Gặp chuyên gia được đào tạo (một nhà trị liệu phù bạch huyết được chứng nhận) để nhận một loại mát-xa trị liệu được gọi là dẫn lưu bạch huyết bằng tay. Mát-xa trị liệu có tác dụng tốt nhất để giảm phù bạch huyết khi được thực hiện sớm, trước khi các triệu chứng tiến triển nặng nề.
- Mặc quần áo hoặc băng ép. Mặc các loại quần áo đặc biệt, chẳng hạn như tay áo, tất, áo ngực, quần đùi ép, găng tay, băng, và quần áo ép ở mặt hoặc cổ. Một số bộ quần áo được mặc vào ban ngày, trong khi những bộ khác được khuyên mặc vào ban đêm.
- Các thiết bị khác. Nhân viên y tế có thể khuyên bạn sử dụng các loại thiết bị nén khác (máy bơm đặc biệt tạo áp lực định kỳ) hoặc điều trị bằng laser hoặc các phương pháp điều trị khác.
- Thẳng thắn trao đổi với bác sĩ và các nhân viên y tế khác về bệnh phù bạch huyết. Lên danh sách những câu cần hỏi như: Tôi có thể làm gì để ngăn chặn phù bạch huyết khi điều trị ung thư? Tôi nên gọi cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng nào? Tôi có thể làm gì để cảm thấy tốt hơn? Bác sĩ có khuyên tôi nên đến gặp một nhà trị liệu phù bạch huyết không? Nếu bệnh phù bạch huyết tiến triển, tôi nên mặc quần áo đặc biệt nào trong ngày? Trong đêm?
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Phù bạch huyết khi điều trị ung thư
Một trong số những tác dụng phụ khi điều trị ung thư là phù bạch huyết. Đây là tình trạng tích tụ dịch bạch huyết quá mức ở các khoang của cơ thể. Phù bạch huyết khi điều trị ung thư thường gây nhiều phiền toái cho người bệnh và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
1. Phù bạch huyết là gì?
Phù bạch huyết là tình trạng dịch bạch huyết không thoát ra ngoài đúng cách. Nó có thể tích tụ trong các mô và gây phù nề, sưng tấy. Điều này có thể xảy ra khi một phần của hệ thống bạch huyết bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn, chẳng hạn như trong khi phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết hoặc xạ trị. Ung thư làm tắc nghẽn mạch bạch huyết cũng có thể gây ra phù bạch huyết.
Phù bạch huyết được xem như một tác dụng phụ khi điều trị ung thư. Phù bạch huyết thường ảnh hưởng đến cánh tay hoặc chân, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như đầu và cổ. Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng phù bạch huyết ở phần cơ thể đã phẫu thuật hoặc được xạ trị. Sưng phù thường phát triển chậm, theo thời gian. Phù bạch huyết khi điều trị ung thư cũng có thể xuất hiện muộn vài năm sau quá trình điều trị.
Lúc đầu, phù bạch huyết ở cánh tay hoặc chân có thể gây ra các triệu chứng như:
Phù bạch huyết khi điều trị ung thư nếu không được phát hiện sớm hoặc không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng nặng nề hơn:
Phù bạch huyết ở đầu hoặc cổ có thể gây ra:
Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc đến ngay các cơ sở y tế ngay khi nhận thấy các triệu chứng. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các vấn đề do phù bạch huyết gây ra.
Hình ảnh người bệnh bị phù bạch huyết khi điều trị ung thư
2. Các cách đối phó với phù bạch huyết khi điều trị ung thư
Các bước mà người bệnh có thể được khuyên nên thực hiện để ngăn ngừa phù bạch huyết hoặc để bệnh không trở nên tồi tệ hơn bao gồm:
3. Các cách điều trị phù bạch huyết
Bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện các bước sau để điều trị phù bạch huyết:
Tốt nhất trong quá trình điều trị ung thư nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có những chỉ định kịp thời. Tránh để lâu bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6