Thức ăn khuyến cáo cho trẻ mắc ung thư

    Thức ăn khuyến cáo cho trẻ mắc ung thư

    Dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư là một phần quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị của trẻ. Trẻ bị ung thư nên ăn gì?. Nên ăn các loại thực phẩm như thế nào? là câu hỏi mọi người quan tâm đến để giúp bệnh nhân có đủ chất dinh dưỡng, đủ sức khỏe để chống chọi với cuộc trị liệu của mình.

    Một số lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư khi xuất hiện các triệu chứng trong quá trình trị liệu sẽ được để cập trong bài viết dưới đây.

    1. Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn

    • Cho trẻ ăn thành các bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính như bình thường
    • Hãy hỏi ý kiến trẻ muốn hay thích ăn gì để lên kế hoạch trước cho thực đơn hàng ngày
    • Chú trọng tới hàm lượng chất dinh dưỡng của mỗi lần ăn, ưu tiên chọn thực phẩm giàu protein và giàu năng lượng
    • Luôn có sẵn đồ ăn nhẹ
    • Chuẩn bị các món ăn có hương vị và cách trình bày hấp dẫn để kích thích khứu giác và thị giác của trẻ
    • Giảm thiểu các mùi thức ăn bằng cách: Nướng thịt ngoài trời, dùng quạt thông gió khi nấu ăn; hạn chế ăn đồ ăn nóng, nên ăn đồ ăn lạnh hoặc có nhiệt độ thường
    • Thay đổi các món ăn thường xuyên để trẻ không bị nhàm chán.

    2. Buồn nôn, nôn

    Nếu trẻ có hiện tượng buồn nôn/nôn thì nên tránh ăn một số thực phẩm sau:

    • Đồ ăn cay nóng
    • Đồ ăn nhiều dầu mỡ
    • Đồ ăn rất ngọt và nhiều đường
    • Không để trẻ ăn quá no
    • Các đồ ăn có mùi vị mạnh
    • Ăn hoặc uống quá nhanh
    • Uống nước giải khát kèm bữa ăn
    • Nằm ngay sau khi ăn.

    Hãy thử chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư nếu thấy buồn nôn/nôn:

    • Nên ăn trước thời gian bác sĩ đề nghị trị liệu
    • Ăn đồ ăn khô như bánh quy, bánh mì nướng,...bất kỳ lúc nào trẻ muốn.
    • Nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, nhạt, mềm và dễ tiêu hóa
    • Uống nước từ từ bằng từng ngụm nhỏ
    • Sau khi ăn hãy đứng dậy hoặc nằm với tư thế nâng nửa trên người khoảng một giờ
    • Súc miệng trước và sau khi ăn
    • Để giữ miệng luôn thơm mát hãy ngậm kẹo bạc hà hoặc kẹo cứng.

    Trẻ có thể buồn nôn nên cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư

    Trẻ có thể buồn nôn nên cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư

    3. Tiêu chảy

    Khi trẻ bị tiêu chảy hãy tránh một số thực phẩm sau:

    • Đồ ăn cay nóng
    • Đồ ăn giàu chất xơ, nên tránh ăn các loại rau có họ cải, ví dụ như bắp cải, bông cải xanh, hoa lơ.
    • Đồ nhiều dầu mỡ
    • Các loại hạt và hoa quả khô
    • Đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
    • Hạn chế uống cà phê, trà, cola và socola
    • Hạn chế ăn các sản phẩm từ bơ sữa vì có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn
    • Hạn chế ăn các loại kẹo không đường làm từ sorbitol.

    Hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư bằng cách:

    • Ăn súp,chuối, hoa quả đóng lọ và bổ sung nước, điện giải để thay thế lượng muối và kali mất do tiêu chảy
    • Uống nhiều nước trong cả ngày
    • Sau mỗi lần đi ngoài hãy uống một cốc nước.

    4. Táo bón

    Nếu số lần đại tiện của trẻ ít hơn 3 lần/tuần thì trẻ sẽ được coi là trẻ bị táo bón. Đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ ung thư và có thể do chế độ ăn không hợp lý, thiếu vận động thể chất và có thể do tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị và do sử dụng thuốc.

    Nếu thấy xuất hiện tình trạng táo bón, trẻ bị ung thư nên ăn:

    • Tăng lượng các chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ
    • Uống nhiều nước, ít nhất 8-10 cốc/ngày.
    • Nếu có thể hãy khuyên trẻ vận động thể chất nhẹ nhàng

    5. Khô miệng

    Nếu thấy khô miệng, trẻ bị ung thư nên ăn:

    • Nên ăn các đồ ăn mềm có kèm nước sốt
    • Cho trẻ nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt
    • Nên ăn đồ tráng miệng lạnh hay cho thêm đá bào nhỏ
    • Hãy đảm bảo uống đủ lượng nước mỗi ngày để miệng không bị khô
    • Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường
    • Nên sử dụng ống hút khi uống.

    Ngoài ra, hãy chăm sóc răng miệng đúng cách và cẩn thận bằng cách súc miệng với nước muối 4-5 lần/ngày, tránh các nước xúc miệng có chứa cồn.

    6. Đau miệng, viêm loét miệng

    Viêm miệng nếu kéo dài có thể bị nhiễm trùng và chảy máu gây khó khăn cho việc ăn uống của trẻ. Bằng việc lựa chọn một số loại thực phẩm nhất định và chăm sóc răng miệng tốt thì sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc ăn uống.

    Hãy áp dụng chế độ ăn uống cho trẻ bị ung thư như sau:

    • Giảm bớt hoạt động của cơ hàm bằng chế độ ăn với các loại thực phẩm mềm, hầm nghiền nhuyễn hoặc lỏng
    • Tránh ăn các đồ ăn khô, thô ráp
    • Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng hoặc mặn
    • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có tính axit như giấm, các đồ dầm,...
    • Hãy đảm bảo lượng calo tối đa cho trẻ, có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng cho trẻ.

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư tránh đồ ăn thô ráp gây tổn thương miệng

    7. Thay đổi vị giác

    Đối với các trẻ phải trải qua quá trình hóa trị thì thay đổi vị giác là hiện tượng rất hay gặp, đặc biệt là cảm giác với vị đắng.

    Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng sau cho trẻ:

    • Xúc miệng với nước trước khi ăn
    • Khuyến khích trẻ ăn các bữa ăn nhẹ vài lần một ngày
    • Thử các đồ ăn có chứa protein nguồn gốc từ thực vật như đậu phụ, đậu hạt,...
    • Ăn thịt kết hợp với một số loại thực phẩm có vị ngọt ví dụ như mứt cam, sốt táo.

    8. Giảm số lượng bạch cầu

    Những trẻ bị giảm bạch cầu thường có nguy cơ cao dẫn tới nhiễm trùng. Các hướng dẫn sau đây có thể giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng khi bạch cầu bị giảm:

    • Hãy tạo thói quen luôn kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trước khi mua và sử dụng
    • Cất trữ đồ ăn trong điều kiện hợp lý
    • Nấu kỹ thức ăn. Tránh ăn trứng sống như trứng chần hoặc gỏi cá
    • Tránh ăn salad và ăn buffet.

    9. Hỗ trợ về dinh dưỡng

    • Trong quá trình điều trị ung thư đặc biệt là những trẻ bị ung thư vùng đầu, cổ thực quản hay dạ dày, có thể xảy ra một số biến chứng khiến trẻ không thể ăn bằng đường miệng. Như vậy, trẻ có thể nạp chất dinh dưỡng qua ống dẫn thức ăn. Trẻ sẽ được bác sĩ tư vấn là trẻ bị ung thư ăn gì để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thành phần của thức ăn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và hình thức ăn.
    • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng của con bạn vẫn không chấm dứt và bạn không thể dung nạp được các thức ăn hay đồ uống thông thường, hoặc nếu con bạn cần phải có hỗ trợ về mặt dinh dưỡng.

    Dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư là một phần quan trọng trong quá trình trẻ điều trị. Chế độ ăn hợp lý, ăn đúng loại thực phẩm trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn