- Loại ung thư bạn đang mắc phải
- Giai đoạn của ung thư và có hay không sự xâm lấn hoặc di căn của ung thư
- Khả năng chịu đau của chính bạn
- Các tình trạng sức khỏe khác ví dụ như bệnh lý kèm theo
- Các phương pháp điều trị ung thư mà bạn đang được sử dụng.
- Khối u chèn ép: Khi khối u phát triển, nó có thể chèn ép các dây thần kinh và cơ quan lân cận, từ đó dẫn đến đau. Nếu một khối u di căn đến cột sống, nó có thể gây đau bằng cách đè lên các dây thần kinh của tủy sống.
- Di căn: Trong trường hợp ung thư di căn nó có thể gây đau ở các vùng khác trên cơ thể. Thông thường, sự di căn của ung thư đến xương đặc biệt gây đau đớn.
- Đau do phẫu thuật: Chẳng hạn như phẫu thuật để loại bỏ khối u có thể dẫn đến cơn đau có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Cơn đau sau đó sẽ giảm dần theo thời gian, cuối cùng biến mất.
- Đau do tác dụng phụ: Các phương pháp điều trị như xạ trị và hóa trị có thể gây đau cho người bệnh do bỏng phóng xạ, lở miệng, bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Một số xét nghiệm ung thư xâm lấn và có khả năng gây đau cho người bệnh như: Chọc dò thắt lưng (loại bỏ chất lỏng từ cột sống), sinh thiết (loại bỏ mô), nội soi (khi một dụng cụ dạng ống được đưa vào cơ thể).
- Đối với cơn đau dữ dội, cấp tính thường đến nhanh chóng và không kéo dài trong một thời gian dài.
- Đau mãn tính: Đau mãn tính, còn được gọi là đau dai dẳng, có thể từ nhẹ đến nặng và có thể đến từ từ hoặc nhanh chóng. Đau kéo dài hơn 3 tháng được coi là mãn tính.
- Đau đột ngột: Cơn đau không thể đoán trước được, có thể xảy ra khi bạn thường xuyên dùng thuốc giảm đau cho chứng đau mãn tính. Nó thường xuất hiện rất nhanh và có thể khác nhau về cường độ.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Ung thư có đau không?

Đau là một triệu chứng ung thư phổ biến. Trên thực tế, người ta ước tính rằng khoảng 66% những người bị ung thư sẽ cảm thấy đau đớn như một triệu chứng tại một số thời điểm. Đau do ung thư có thể do một số nguyên nhân, chúng có thể bao gồm chính bệnh ung thư hoặc ảnh hưởng của các phương pháp điều trị hay phẫu thuật khác nhau.
1. Ung thư và nỗi đau
Tất cả các bệnh ung thư đều có khả năng gây ra đau đớn. Mức độ đau do ung thư mà bạn có thể gặp phải có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Những người trẻ tuổi thường có nhiều khả năng bị đau do ung thư hơn và những người bị ung thư giai đoạn cuối có xu hướng đau dữ dội.
Khi bản thân ung thư gây ra cơn đau, thường là do khối u chèn ép lên các cơ quan, xương hoặc dây thần kinh khác. Các khối u cũng có thể lây lan sang các khu vực khác, chẳng hạn như tủy sống và xương, dẫn đến đau.
2. Ung thư có đau không?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, không phải lúc nào cũng đi kèm với tiên lượng đau đớn bởi nó còn phụ thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư.Khi bạn xem xét khả năng đau đi kèm với ung thư, hãy nhớ rằng tất cả các cơn đau đều có thể điều trị được. Đau liên quan đến ung thư thường là do chính bệnh ung thư gây ra; việc điều trị gây đau, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc các bệnh lý đi kèm.
2.1. Đau do chính bệnh ung thư gây ra
Ung thư gây đau là do:
2.2. Đau do điều trị ung thư
Phẫu thuật, điều trị và xét nghiệm ung thư đều có thể gây đau. Cụ thể:
2.3. Đau do bệnh đi kèm
Bệnh đi kèm là tình trạng có hai hoặc nhiều rối loạn y tế đang xảy ra ở cùng một người. Nó còn được gọi là đa bệnh hoặc nhiều bệnh mãn tính.
Ví dụ, nếu ai đó bị ung thư vòm họng và viêm khớp cổ (thoái hóa đốt sống cổ) cảm thấy đau thì cơn đau có thể là do viêm khớp chứ không phải ung thư.
3. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ khi ung thư gây đau
Khi ung thư thư gây đau liên tục, người bệnh cần phải thông báo rõ ràng về cơn đau với bác sĩ điều trị để họ có thể cung cấp một loại thuốc thích hợp giúp giảm đau tốt nhất và ít tác dụng phụ nhất.
Cách để bác sĩ xác định phương pháp điều trị tốt nhất là thông qua việc hiểu rõ cơn đau của bạn, chẳng hạn như cơn đau cấp tính, dai dẳng hoặc đột phá.
Đau là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư. Nó có thể được gây ra bởi chính bệnh ung thư, các phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư hoặc do bệnh lý đi kèm. Cơn đau phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại ung thư bạn mắc phải và giai đoạn của nó. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn có cơn đau mới, không biến mất hoặc cơn đau xảy ra ngay cả khi bạn đang dùng thuốc giảm đau hiện tại.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6