Ung thư ruột kết giai đoạn II: Điều trị hay không điều trị?

    Ung thư ruột kết giai đoạn II: Điều trị hay không điều trị?

    Điều trị ung thư ruột kết mang lại nhiều băn khoăn đối với các bác sĩ về những thứ mà chính phương pháp đó mang lại như tác dụng phụ, khả năng chăm sóc bản thân và quan trọng nhất là tuổi thọ của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân ung thư ruột kết giai đoạn II sẽ thường có thêm một mối quan tâm rằng liệu hóa trị sau phẫu thuật có mang lại lợi ích hay không?

    1. Điều trị ung thư ruột kết giai đoạn II

    Đối với ung thư ruột kết giai đoạn I, phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị duy nhất có thể thực hiện. Còn các khối u ở giai đoạn III là những khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, sau đó là hóa trị. Phương pháp này còn được gọi là hóa trị bổ trợ thực hiện, sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Điều này đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân.

    Trong khi đó, bệnh ở giai đoạn II rơi vào khoảng giữa. Ước tính khoảng 75% người bị ung thư ruột kết giai đoạn II sẽ hết ung thư sau 5 năm mà không cần hóa trị bổ trợ, nhưng 25% còn lại thì không. Một số bệnh nhân này có thể được hưởng lợi từ việc hóa trị sau phẫu thuật.

    2. Các giai đoạn của ung thư ruột kết

    Một khối u được phân giai đoạn bằng cách sử dụng hệ thống "TNM". Đây là sự kết hợp giữa 3 tiêu chí, trong đó bao gồm: Kích thước hay độ sâu khối u (T), sự hiện diện của ung thư trong tế bào bạch huyết (N) và có hay không có sự di căn (M). Ung thư ruột kết giai đoạn II bao gồm các khối u với ký hiệu T3N0M0 hoặc T4N0M0 với những đặc điểm sau:

    • Các khối u T3 xâm lấn qua lớp đệm (lớp ngoài của đại tràng) và vào các mô quanh đại trực tràng (mô bao quanh đại tràng).
    • Các khối u T4 kéo dài qua thành đại tràng và gắn vào hoặc xâm lấn vào cấu trúc hoặc các cơ quan lân cận.
    • N0 (N không) có nghĩa là không tìm thấy tế bào ung thư nào trong các hạch bạch huyết.
    • M0 (M zero) có nghĩa là không có di căn (Không lây lan sang các cơ quan khác).

    Mặc dù các khối u giai đoạn II được nhóm lại với nhau, nhưng có một số khối u dường như tái phát trở lại sau khi điều trị và cần được điều trị hóa trị bổ trợ. Có một số đặc điểm của khối u làm tăng khả năng ung thư tái phát, do đó bạn nên thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của việc thêm hóa trị sau phẫu thuật. Các nghiên cứu chỉ tìm thấy những cải thiện nhỏ về tỷ lệ sống sót khoảng từ 2 đến 5% khi bổ sung hóa trị trong bệnh giai đoạn II. Điều này cần phải được cân nhắc với các tác dụng phụ có thể có của điều trị hóa trị.

    3. Một số nguy cơ tái phát ung thư

    Khối u có một số đặc điểm sau đây sẽ khiến cho khả năng tái phát ung thư cao hơn:

    • Một khối u T4 - Ở mức kích thước này đã phá vỡ thành ruột kết và vào các mô lân cận.
    • Nếu có thủng ruột hoặc tắc nghẽn tại thời điểm chẩn đoán.
    • Các khối u cấp độ 3 - những khối u này xuất hiện rất bất thường dưới kính hiển vi.
    • Xâm lấn mạch máu và màng cứng - Nếu nhà giải phẫu bệnh nhìn thấy các tế bào khối u trong hệ thống bạch huyết mạch máu nhỏ và các dây thần kinh xung quanh khối u thì sẽ được chỉ rõ trong kết quả giải phẫu bệnh.
    • Ít hơn 12 hạch bạch huyết đã được bác sĩ giải phẫu bệnh kiểm tra.

    Các yếu tố nguy cơ ở trên thường được chấp nhận là khiến bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao hơn và nên thảo luận về việc sử dụng hóa trị bổ trợ. Có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ và đóng một vai trò trong việc có nên hóa trị hay không bao gồm:

    • Trước khi phẫu thuật ung thư ruột kết, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm máu để tìm CEA (Kháng nguyên carcinoembryonic). Đây là một chất được sản xuất bởi các tế bào ung thư, hay còn gọi là chất chỉ điểm khối u. Nếu chỉ số này tăng cao (CEA> 5 ng / ml) trước khi phẫu thuật sẽ được cho là có nguy cơ tái phát cao hơn. Sau khi phẫu thuật, CEA sẽ trở lại mức bình thường. Chỉ số này sẽ được theo dõi trong nhiều tháng hoặc năm sau khi điều trị để dự phòng sự tái phát.
    • Trạng thái bất ổn định của vi vệ tinh (MSI) được phân loại là cao (H) hoặc thấp (L). Các khối u có trạng thái MSI-H được cho là ít khả quan hơn và có thể không có lợi khi bổ sung hóa trị.

    4. Hồ sơ bộ gen

    Hồ sơ bộ gen sẽ sử dụng dấu hiệu gen. Đây là một phân tích mức độ biểu hiện của một nhóm gen trong mô khối u và sau đó được sử dụng để dự đoán kết quả.

    Các gen đang được xem xét là các gen đột biến là một phần của khối u, đó không phải là gen được thừa hưởng từ cha mẹ của bạn. Di truyền học giúp nghiên cứu các gen được di truyền và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những gen này chịu trách nhiệm về nhiều đặc điểm, bao gồm cả tóc và màu mắt. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh cũng có thể di truyền qua gen. BRCA1 và BRCA2 là 2 gen ung thư vú, những phụ nữ có mang bất thường của những gen này có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn. Khoa học được sử dụng trong việc lập hồ sơ bộ gen được gọi là bộ gen. Loại xét nghiệm này xem xét các gen tạo nên khối u và đánh giá hoạt động của chúng.

    Một số công ty đã đưa ra một bảng các gen khối u có thể dự đoán khả năng khối u tái phát sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, các thử nghiệm đã không được chứng minh là có thể dự đoán khối u nào sẽ bị ảnh hưởng từ hóa trị. Một số xét nghiệm được đề xuất bao gồm:

    • Xét nghiệm ung thư đại tràng Oncotype DX : Xét nghiệm này xem xét 12 gen để dự đoán nguy cơ tái phát. Mẫu được chỉ định là rủi ro thấp, trung bình hoặc cao.
    • ColoPrint: Xét nghiệm này xem xét 18 gen và chỉ định khối u có nguy cơ tái phát cao hay thấp.
    • GeneFx: Xét nghiệm này xem xét 482 gen và chỉ định khối u có nguy cơ thấp hay cao.

    Tóm lại, người bị ung thư ruột kết giai đoạn II sẽ hết ung thư sau 5 năm mà không cần hóa trị bổ trợ, nhưng 25% còn lại thì không. Một số bệnh nhân này có thể được hưởng lợi từ việc hóa trị sau phẫu thuật.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

    Nguồn tham khảo:oncolink.com

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn