- Vị trí, kích thước của khối u.
- Khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc sang các cơ quan khác chưa.
- Giai đoạn 0: Khối u chỉ nằm trên bề mặt của các tế bào trong thanh quản và chưa lan đến bất kỳ hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
-
Giai đoạn I:
- Ung thư thượng thanh môn: Khối u chỉ ảnh hưởng đến phần trên thanh môn, dây thanh không bị ảnh hưởng, U chưa lây lan đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Ung thư ở thanh môn: Khối u nằm trên dây thanh và không làm thay đổi khả năng di chuyển của dây thanh. U chưa lây lan đến hạch bạch huyết hay các bộ phận khác của cơ thể.
- Ung thư hạ thanh môn: Khối u chỉ ảnh hưởng đến phần dưới thanh môn, chưa lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể
-
Giai đoạn II:
- Ung thư thượng thanh môn: Khối u ở nhiều hơn một phần của vùng trên thanh môn hay thanh môn; hoặc nằm bên ngoài gần đáy lưỡi hoặc thành của xoang và không gắn vào thanh quản. Khối u chưa lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể.
- Ung thư ở thanh môn: Khối u nằm trong thanh môn và đã phát triển tới trên hoặc dưới thanh môn. Khả năng di chuyển của dây thanh quản cũng bị ảnh hưởng.
- Ung thư hạ thanh môn: Khối u nằm trong vùng hạ thanh môn và cũng đã phát triển đến dây thanh âm. Khả năng di chuyển của dây thanh có thể bị ảnh hưởng hoặc không.
-
Giai đoạn III
- Khối u nằm trong thanh quản khiến dây thanh âm không thể di chuyển hoặc khối u đã phát triển đến các vị trí khác trong thanh quản hoặc sụn tuyến giáp. Khối u cũng có thể đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở cùng bên cổ của khối u và không lớn hơn 3cm.
-
Giai đoạn IV
- Ung thư đã phát triển đến các bộ phận khác bên ngoài thanh quản như khí quản, lưỡi, tuyến giáp hoặc thực quản. Trong một số trường hợp, khối u cũng có thể ảnh hưởng đến động mạch cảnh hoặc các cơ quan khác trong lồng ngực. Ung thư cũng đã lan đến các hạch bạch huyết. Loại ung thư thanh quản tiến triển nhất, được gọi là giai đoạn IVC, nghĩa là ung thư đã di căn đến các cơ quan khác.
- Tước dây thanh âm: Các lớp mô trên cùng của dây thanh quản bị loại bỏ bằng một dụng cụ phẫu thuật dài. Thủ thuật này được sử dụng để sinh thiết hoặc điều trị ung thư giai đoạn 0. Sau khi hồi phục, giọng nói vẫn duy trì bình thường.
- Cắt dây thanh quản: Một phần hoặc tất cả các dây thanh của bệnh nhân bị cắt bỏ. Mức độ ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện phụ thuộc vào lượng dây thanh bị loại bỏ. Nếu chỉ cắt bỏ một phần dây thanh âm, bệnh nhân có thể bị khàn giọng. Nếu cả hai dây bị loại bỏ, bệnh nhân sẽ không thể nói chuyện bình thường.
-
Cắt bỏ thanh quản: Gồm một số loại khác nhau:
-
Cắt bỏ một phần thanh quản: Thủ thuật này được sử dụng trong khi khối u còn nhỏ. Cắt bỏ thanh quản gồm 2 loại:
- Cắt bỏ thượng thanh môn: Phần thanh quản phía trên dây thanh âm, được gọi là thượng thanh môn sẽ được cắt bỏ. Bệnh nhân sẽ có thể nói chuyện bình thường sau khi phẫu thuật
- Cắt bỏ thanh quản bán phần: Được sử dụng trong các khối u nhỏ hơn ở dây thanh, liên quan đến việc cắt bỏ một bên thanh quản và một dây thanh âm. Vì một số dây thanh âm vẫn còn, bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện sau đó, nhưng giọng nói có thể thay đổi.
- Cắt bỏ toàn bộ thanh quản: Được sử dụng trong các bệnh bị ung thư thanh quản tiến triển, toàn bộ thanh quản được cắt bỏ. Khí quản “giả” sẽ được mở qua da ở phía trước cổ tạo ra một lỗ khí để bệnh nhân thở. Đây được gọi là thủ thuật mở khí quản. Bệnh nhân sẽ không thể nói chuyện bình thường. Sau khi hồi phục sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có thể nuốt bình thường.
-
Cắt bỏ một phần thanh quản: Thủ thuật này được sử dụng trong khi khối u còn nhỏ. Cắt bỏ thanh quản gồm 2 loại:
- Phẫu thuật bằng laser: Trong phẫu thuật laser, một ống nội soi được đặt vào miệng và đi xuống cổ họng để tìm khối u và sau đó làm bốc hơi hoặc cắt bỏ khối u bằng cách sử dụng tia laser trên đầu của ống nội soi. Khi kỹ thuật này được sử dụng để loại bỏ một phần dây thanh âm có thể dẫn đến giọng nói bệnh nhân khàn hơn.
- Bóc tách hạch bạch huyết: Nếu bác sĩ cho rằng ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết, họ có thể chọn mổ hoặc cắt bỏ hạch bạch huyết. Có một số loại phẫu thuật, bao gồm loại bỏ một hoặc một vài hạch bạch huyết đến loại bỏ các hạch, dây thần kinh và cơ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ xác định mức độ bóc tách cần thiết dựa trên kích thước và vị trí khối u ban đầu.
- Liệu pháp nói và nuốt: Nếu giọng nói hoặc khả năng nuốt bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được giới thiệu với một nhà trị liệu ngôn ngữ. Họ có thể dạy bệnh nhân các kỹ thuật và cung cấp các công cụ để cải thiện khả năng nói và nuốt.
- Hỗ trợ dinh dưỡng: Nếu không thể nuốt một cách bình thường để duy trì dinh dưỡng hợp lý sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được đặt ống thông dạ dày. Đây là một ống được đặt trực tiếp vào dạ dày để cung cấp chất dinh dưỡng dạng lỏng. Điều này có thể chỉ là tạm thời cho đến khi khả năng nuốt của bệnh nhân được cải thiện đủ để duy trì dinh dưỡng thích hợp.
- Phẫu thuật tái tạo: Bệnh nhân cũng có thể cần phẫu thuật tái tạo tùy thuộc vào lượng mô bình thường đã được loại bỏ. Có thể cần lấy da từ một phần cơ thể để thay thế da và các mô bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Ung thư thanh quản: Các giai đoạn và cách điều trị
Ung thư thanh quản là bệnh lý thường gặp ở những người trên 60 tuổi và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Các giai đoạn ung thư thanh quản sẽ giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất và dự đoán được tiên lượng, khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
1. Ung thư thanh quản là gì?
Thanh quản là một bộ phận của cổ họng nằm ở đường vào của khí quản. Thanh quản gồm 3 phần chính là thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn. Thanh quản có vai trò trong việc hình thành giọng nói hoặc âm thanh từ dây thanh quản, ngăn thức ăn hoặc thức uống vào đường hô hấp bằng cách đóng nắp thanh quản và cho phép không khí hít vào đến được phổi.
Ung thư thanh quản là sự xuất hiện khối u ác tính bên trong thanh quản. Ung thư thanh quản thường bắt đầu từ thanh môn. Bệnh phổ biến nhất là ung thư tế bào vảy. Ngoài ra còn có một số loại khác bao gồm ung thư mô ngoài, ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào hình thoi và ung thư tế bào vảy cơ bản,...
2. Các giai đoạn ung thư thanh quản là gì?
Các giai đoạn ung thư thanh quản cho biết mức độ ung thư và vị trí của u trong cơ thể. Đối với ung thư thanh quản, các xét nghiệm như soi thanh quản, nội soi, chọc hút kim nhỏ, chụp CT, MRI và/ hoặc PET có thể được thực hiện để giúp phân chia các giai đoạn ung thư thanh quản. Các giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Phân các giai đoạn ung thư thanh quản dựa trên:
Hệ thống phân chia các giai đoạn ung thư thanh quản rất phức tạp. Dưới đây là hệ thống được sử dụng trong phân chia các giai đoạn ung thư thanh quản:
3. Điều trị ung thư thanh quản như thế nào?
Điều trị bệnh ung thư thanh quản phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ di căn của khối u. Điều trị có thể bao gồm một hoặc tất cả liệu pháp bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
3.1. Phẫu thuật
Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ tất cả hoặc càng nhiều tế bào ung thư càng tốt trong khi không làm tổn thương các mô hoặc cơ quan khác gần khối u. Có một số lựa chọn phẫu thuật để điều trị ung thư thanh quản. Phương pháp điều trị phẫu thuật có thể áp dụng đối với ung thư thanh quản bao gồm:
Nếu ung thư đã phát triển vào cổ họng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ cổ họng, tức là loại bỏ cổ họng. Nếu ung thư đã ảnh hưởng đến tuyến giáp bệnh nhân có thể cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào bệnh nhân có thể phải điều trị thêm để giúp hồi phục. Các liệu pháp điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật bao gồm:
3.2. Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị duy nhất hoặc kết hợp với phẫu thuật và/ hoặc hóa trị. Ung thư thanh quản giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng tia xạ đơn thuần. Điều này có thể bảo vệ chất lượng giọng nói tốt hơn cho một số bệnh nhân. Khi bức xạ được sử dụng cùng với phẫu thuật, nó được gọi là liệu pháp bổ trợ. Bức xạ có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm nguy cơ tái phát. Bức xạ cũng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc bệnh ung thư đã tiến triển nặng với mục đích là kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như đau và chảy máu. Nó có thể dẫn đến các tác dụng phụ như kích ứng da và có thể ảnh hưởng đến các tuyến và mô lân cận.
3.3. Hóa trị liệu
Hóa trị là sử dụng các loại thuốc chống ung thư bằng đường truyền qua tĩnh mạch hoặc bằng đường uống để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư thanh quản nếu nó đã lan rộng (di căn) hoặc nếu ung thư không được loại bỏ hoàn toàn trong khi phẫu thuật. Các loại thuốc hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư thanh quản bao gồm cisplatin, carboplatin, fluorouracil, docetaxel, paclitaxel, methotrexate, capecitabine và epirubicin. Hóa trị và xạ trị có thể được sử dụng cùng nhau (được gọi là hóa xạ trị). Các loại thuốc được sử dụng trong hóa xạ trị bao gồm carboplatin, cisplatin, docetaxel và / hoặc cetuximab.
3.4. Liệu pháp miễn dịch
Cetuximab, một thuốc nhắm mục tiêu, có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư thanh quản. Liệu pháp miễn dịch là việc sử dụng hệ thống miễn dịch của chính một người để tiêu diệt các tế bào ung thư. Pembrolizumab và nivolumab đều là thuốc điều trị miễn dịch nhắm mục tiêu và ngăn chặn PD-1. PD-1 là một loại protein và khi bị chặn, cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, làm thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Những loại thuốc này có thể được sử dụng cho điều trị ung thư tái phát. Trong một số trường hợp, pembrolizumab là loại điều trị đầu tiên được sử dụng.
Tóm lại, phương pháp điều trị ung thư thanh quản sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân. Nhìn chung bệnh nhân bị ung thư thanh quản thường có tiên lượng tốt hơn so với một số loại ung thư khác do thường được chẩn đoán và điều trị sớm. Để sớm phát hiện ung thư thanh quản ở giai đoạn đầu, bệnh nhân nên tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6