Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng phải xạ trị

    Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng phải xạ trị

    Với bất kỳ phương pháp điều trị nào bệnh nhân cũng đều phải chịu tác dụng phụ kèm theo, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư vòm họng phải xạ trị. Bởi vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng hay chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng thế nào luôn là vấn đề được quan tâm.

    1. Đặc điểm của ung thư vòm họng và xạ trị trong ung thư vòm họng

    Ung thư vòm họng (tên gọi khác ung thư biểu mô vòm họng (NPC)) là những tổn thương ác tính xuất phát từ vòm họng nằm phía sau hốc mũi tại chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Đây cũng là căn bệnh ung thư hay gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong nhóm từ 40 – 60 tuổi với tỷ lệ nam thường cao hơn nữ gấp 3 lần.

    Ung thư vòm họng được phát hiện vào giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực kịp thời vào giai đoạn chưa xâm lấn hay di căn, thì bệnh nhân sẽ có được cơ hội điều trị khỏi bằng nhiều phương pháp như phẫu thuật, truyền hóa chất hay xạ trị.

    Hiện nay, xạ trị được coi là phương pháp điều trị chính trong ung thư vòm họng. Dựa vào các kết quả lâm sàng, kích thước của khối u và tình trạng sức khỏe bệnh nhân hiện tại mà xác định phương pháp xạ trị thích hợp. Thông thường là 1 trong 4 phương pháp:

    • Xạ trị đơn thuần;
    • Xạ trị kết hợp với hóa trị;
    • Xạ trị kết hợp với phẫu thuật;
    • Xạ trị giảm triệu chứng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư.

    Tuy nhiên, dù được coi là phương pháp chính nhưng xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng vẫn còn nhiều hạn chế, do gây nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

    Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng có thể bao gồm:

    • Vết lở, loét trong miệng/cổ họng, khô miệng, đau lưỡi dẫn đến khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn, vị giác thay đổi và khiến bệnh nhân giảm cân.
    • Khàn tiếng: Mức độ sẽ phụ thuộc quá trình xạ trị.
    • Da tại vùng điều trị thay đổi như: Bị đỏ hay phồng rộp.
    • Buồn nôn, ăn vào nôn ra, chán ăn và ăn không ngon miệng
    • Người gầy yếu, mệt mỏi: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất trong xạ trị và thường kéo dài 2 – 3 tháng, có thể còn kéo theo tình trạng thiếu máu, thiếu ngủ và trầm cảm...
    • Các bệnh về răng: Người bệnh sau khi tiến hành xạ trị có nguy cơ gặp các bất lợi về răng như: Viêm nướu răng, sâu răng, hoại tử nướu răng, xơ các khớp thái dương hàm, xơ cứng hoặc hoại tử. Những trường hợp nặng có thể hoại tử xương hàm trên và xương hàm dưới. Hầu hết mọi bệnh nhân đều được các bác sĩ yêu cầu kiểm tra răng trước khi bắt đầu xạ trị vào vùng đầu hoặc cổ. Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể sẽ khuyên người bệnh nên nhổ một số răng trước khi điều trị xạ trị.
    • Dây thần kinh bị ảnh hưởng, tuyến giáp và tuyến yên bị tổn thương gây rối loạn chức năng các trong cơ thể.

    2. Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì?

    Bị mắc ung thư vòm họng đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải trải qua nhiều phương pháp điều trị như xạ trị hay phẫu thuật. Chính bởi những tác động không nhỏ của quá trình xạ trị nên việc chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng sao cho hợp lý, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.

    Lựa chọn các loại thực phẩm khoa học có thể giúp kích thích vị giác, người bệnh ăn ngon miệng hơn và tăng cảm giác thèm ăn. Nhờ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm nên và không nên ăn của bệnh nhân ung thư vòm họng phải xạ trị.

    2.1. Thực phẩm nên ăn

    Các loại rau và hoa quả ép:

    Sau khi xạ trị, vòm họng của bệnh nhân thường bị tổn thương, sức khỏe suy yếu nên việc sử dụng các rau, nước ép hoa quả sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp vết thương hay vết loét mau lành hơn, đồng thời cũng tăng sức đề kháng.

    Thêm nữa, khi vòm họng bị tổn thương, các loại nước ép rau củ, hoa quả là lựa chọn phù hợp bởi bệnh nhân sẽ không phải hoạt động cơ hàm nhiều và cũng dễ nuốt hơn, dễ dàng cho việc tiêu hóa thức ăn nhanh. Tuy nhiên, cần lưu ý việc lựa chọn các loại rau, hoa quả xay ép cần được đảm bảo độ sạch, nguồn gốc rõ ràng, không có chứa thuốc trừ sâu và chất bảo quản.

    Các loại nước ép hay rau xanh người bệnh nên dùng như: Đu đủ, dưa hấu, lê, quả kiwi, táo, các loại rau súp lơ xanh, rau ngót, cải ngọt và bina...

    Thực phẩm giàu protein, chất đạm:

    Chất đạm và protein là nguồn dưỡng thiết yếu duy trì sức khỏe cho cơ thể con người. Đối với những người mắc ung thư vòm họng xạ trị thì việc bổ sung đạm và protein góp phần làm lành vết thương nhanh hơn, chống được phần nào nhiễm trùng trong và sau khi xạ trị.

    Các loại thực phẩm giàu chất đạm và protein bao gồm các loại cua, tôm, hải sản, trứng, thịt gà và cá...Với từng giai đoạn cụ thể có thể chế biến các món phù hợp như súp, cháo hay các món hầm để bệnh nhân ăn dễ dàng hơn.

    Ngũ cốc:

    Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp nguồn carbohydrate và chất xơ lành mạnh rất tốt giúp duy trì năng lượng cho người bệnh. Vitamin B có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm phần nào các triệu chứng của ung thư vòm họng.

    Do đó, khi bị ung thư vòm họng, bệnh nhân nên ăn các loại ngũ cốc như: Lúa mạch, gạo, kê, ngô, mè đen và củ dền... bởi các loại hạt sẽ cung cấp vitamin B và carbohydrate, giúp kích thích não bộ sản sinh ra Serotonin – 1 loại hormone giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, buồn nôn, lo âu, đau cho bệnh nhân. Đồng thời, giúp cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, để bệnh nhân có đủ sức khỏe điều trị bệnh lâu dài.

    Đây cũng là loại thực phẩm giúp cho người bệnh dễ ăn, dễ nuốt và tiêu hóa tốt phù hợp cho vùng họng đang bị tổn thương. Người bệnh có thể pha ngũ cốc với nước ấm để uống 2 – 3 lần/ ngày hoặc nấu cháo tùy theo nhu cầu.

    2.2. Thực phẩm không nên sử dụng

    Các loại đồ uống có ga, chất kích thích:

    Rượu bia, các loại nước ngọt nhiều ga hay bất kì đồ uống nào có chứa chất kích thích đều là những thứ người bệnh ung thư vòm họng đều nên tránh. Đây là những loại thực phẩm không tốt, làm tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương nặng hơn cũng như cản trở tác dụng của nhiều phương pháp điều trị.

    Ngoài ra, việc xạ trị ung thư vòm họng có thể làm người bệnh bị đau nhức vùng miệng. Thời điểm này, người bệnh cần chú ý hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng axit cao như nước chanh.

    Thực phẩm quá chua, cay nóng:

    Để đảm bảo vùng miệng họng của người bệnh không bị tổn thương nhiều hơn, trong quá trình chế biến cần tránh các loại gia vị như tiêu, ớt...

    Các loại thịt đỏ:

    Người bệnh mắc ung thư vòm họng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, sẽ khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhất là với những người có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u vòm họng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người khỏe mạnh chỉ nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500g/ tuần) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

    Ăn mặn:

    Không ít người bệnh ung thư vòm họng có các bệnh lý đi kèm về huyết áp, tim mạch... Việc ăn quá mặn không chỉ làm mất canxi, ảnh hưởng xấu tới thận, loãng xương sớm mà còn gia tăng cao huyết áp, nguy cơ đột quỵ,... tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

    Ăn quá nhiều đường:

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng chỉ số nồng độ insulin và thúc đầy quá trình di căn ung thư phát triển nhanh hơn.

    Thuốc lá:

    Thuốc lá là 1 trong những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Thuốc lá gây tác động xấu lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, các chất độc trong khói thuốc không chỉ làm tình trạng bệnh nặng hơn mà còn tăng nguy cơ tử vong...cho người bệnh.

    Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng phải xạ trị. Hiện nay, phát hiện sớm ung thư vòm họng có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn