Lưu ý trong dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư theo từng giai đoạn bệnh

    Lưu ý trong dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư theo từng giai đoạn bệnh

    Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với người bệnh cũng như gia đình. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bệnh nhân ung thư có sức khỏe vượt qua bệnh tật. Vậy dinh dưỡng cho người bệnh ung thư như thế nào là hợp lý.

    1. Những thực phẩm có nguy cơ gây ung thư

    Có rất nhiều loại ung thư với hàng chục phân nhóm nhỏ hơn cùng các yếu tố nguy cơ khác nhau. Có khá nhiều lời đồn liên quan đến thực phẩm gây bệnh ung thư, tuy nhiên chưa đủ bằng chứng khoa học kết luận tất cả những thực phẩm này dẫn đến một loại ung thư cụ thể nào đó. Các nghiên cứu đã cho thấy chỉ một số loại ung thư có liên quan đến thực phẩm hay thói quen ăn uống. Dưới đây là một số thực phẩm có khả năng gây ung thư:

    • Thực phẩm nướng, đồ cháy: Các loại thịt khi được nướng, rán trực tiếp ở nhiệt độ trên 200 độ C có thể phát sinh các hợp chất amin dị vòng - chất có khả năng gây ung thư. Các thực phẩm có chất béo khi được nướng lên cũng có thể hình thành hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng có nguy cơ gây ung thư.
    • Thực phẩm hun khói: Ăn nhiều thực phẩm hun khói làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày.
    • Thực phẩm chiên, rán: Quá trình chiên kỹ thực phẩm hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần có thể tạo ra acrylamide làm gia tăng nguy cơ ung thư.
    • Thực phẩm bị nấm mốc: Lúa, gạo, đậu lạc, ngô,... nếu bảo quản không tốt rất dễ ẩm mốc, sinh ra chất streptozotocin aflatoxin gây ung thư.
    • Thức ăn lên men: Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy chất lên men (có trong dưa muối, thịt muối,...) có khả năng gây ung thư rất mạnh.
    • Bia rượu, thức uống có cồn: Việc lạm dụng bia rượu hay các loại đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư gan, đặc biệt ở bệnh nhân có tiền sử bệnh gan như viêm gan B, C hay xơ gan.

    Như vậy, lưu ý đầu tiên trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư là hạn chế các thực phẩm có khả năng gây ung thư. Bởi vì nếu sử dụng quá nhiều các thực phẩm này chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như làm cho tình trạng ung thư trở nên khó kiểm soát hơn.

    2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

    2.1. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ở từng giai đoạn bệnh

    Ở từng bệnh lý ung thư, từng giai đoạn bệnh hay thời điểm điều trị khác nhau, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có thể được điều chỉnh hợp lý, tuy nhiên vẫn cần phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của người bệnh.

    Một số dưỡng chất cần được đảm bảo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư bao gồm

    • Protid (đạm): Bệnh nhân ung thư thường cần đạm nhiều hơn, nhất là sau phẫu thuật hoặc trong quá trình điều trị hóa chất, xạ trị. Khi cơ thể không nhận đủ protid cần thiết sẽ khiến cho bệnh nhân dần suy mòn, chậm hồi phục bệnh và dễ bị nhiễm khuẩn. Có nhiều nguồn thực phẩm cung cấp protid cho bệnh nhân như: Thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng, sữa, hải sản, các loại đậu,... Khẩu phần ăn cho bệnh nhân ung thư cần cân đối giữa protid động vật và thực vật. Không kiêng tuyệt đối thịt đỏ mà sử dụng chúng ở mức hợp lý vì thành phần của nó giàu acid amin cần thiết, sắt, vitamin nhóm B. Các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt,... sẽ có lợi hơn cho sức khỏe bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, cũng cần đa dạng nguồn protid với các loại hải sản như tôm, cua, cá,... để bổ sung sắt, kẽm. Các loại sữa, trứng, các loại hạt cũng là những nguồn đạm tốt mà bệnh nhân nên sử dụng trong các bữa ăn.
    • Glucid (Tinh bột): Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Bệnh nhân ung thư nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc xay xát không quá kỹ như gạo, ngô, lúa mì,... hay các loại củ như khoai tây, khoai lang,... Tránh sử dụng các loại thực phẩm bị nấm mốc và nên chế biến mềm để bệnh nhân dễ ăn, dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn giàu đường đơn như bánh kẹo, nước ngọt.
    • Lipid: Lipid cho giá trị năng lượng cao, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc màng tế bào, hấp thu các vitamin A, D, E, K,... Do đó, cần bổ sung lipid trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư ở một mức độ hợp lý. Dầu thực vật nên chiếm 2/3 lượng chất béo trong chế độ ăn. Hạn chế dùng dầu chiên, nướng ở nhiệt độ cao.
    • Nước: Nước có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Bệnh nhân ung thư cần được cung cấp đủ nước để đảm bảo các chức năng của cơ thể cũng như giảm tác dụng phụ khi điều trị hóa chất. Có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước chè xanh (không pha quá đặc). Không nên dùng các loại nước ngọt, nước tăng lực cho người bệnh ung thư.
    • Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu: Bệnh nhân ung thư cần bổ sung các loại trái cây và rau xanh để cung cấp chất xơ cũng như các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, các loại rau củ quả hay một số gia vị như (gừng, nghệ, tỏi,...) còn chứa các chất chống oxy hóa tốt cho bệnh nhân ung thư như beta-caroten, Vitamin C, Vitamin E, Lycopen, Selen,...

    2.2. Không nên bồi bổ quá mức

    Việc bồi bổ cho bệnh nhân ung thư là rất cần thiết, đặc biệt là ở bệnh nhân thể trạng gầy gò, suy nhược. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, nhân sâm,... Bệnh nhân ung thư cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng với số lượng bữa ăn cũng như tổng lượng thức ăn hợp lý mỗi ngày.

    Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc đang điều trị hóa chất, xạ trị, việc ăn uống có thể kém hơn người bình thường, tuy nhiên không vì thế mà tẩm bổ dồn cùng một lúc vì cơ thể sẽ không hấp thu hết được. Thay vào đó nên bồi bổ từ từ, phù hợp lứa tuổi, khẩu vị, sở thích, điều kiện kinh tế,... của từng người bệnh. Với bệnh nhân ung thư có tổn thương đường tiêu hóa như miệng, họng, thực quản, dạ dày thì có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn.

    2.3. Không nên ăn uống quá kiêng khem

    Một số tin đồn lại cho rằng việc nhịn ăn, kiêng ăn quá mức sẽ giúp “bỏ đói" khối u và ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả của phương pháp này. Thực tế cho thấy nhịn đói làm cho cơ thể bệnh nhân ngày càng suy kiệt, làm suy giảm miễn dịch và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

    Phải căn cứ vào thể trạng của bệnh nhân, loại ung thư, giai đoạn bệnh cụ thể cũng như bệnh lý kèm theo (nếu có) để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

    2.4. Dinh dưỡng ở thời điểm điều trị ung thư khác nhau

    Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng ở những thời điểm với các phương pháp điều trị khác nhau:

    • Trong thời kỳ điều trị sau phẫu thuật: Bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật cần bồi bổ với các thực phẩm thuần khiết, tránh ăn ngậy béo, nhiều dầu mỡ, đậm vị, hải sản tanh cũng như các thức ăn cay, nóng. Nếu lưu thông ruột tốt nên ưu tiên dinh dưỡng bằng đường miệng. Trong một số trường hợp cần thiết, có thể dinh dưỡng qua sonde bơm ăn, hay qua đường tĩnh mạch.
    • Trong thời kỳ điều trị hóa chất (hóa trị): Hóa trị thường gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân cũng như hiệu quả điều trị. Khi điều trị hóa chất, để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu và uống nhiều nước. Bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, bệnh nhân nên ăn thêm rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất và hỗ trợ tiêu hóa.
    • Trong thời kỳ điều trị tia xạ (xạ trị): Xạ trị cũng có thể khiến bệnh nhân buồn nôn, nôn, thay đổi mùi vị, mất cảm giác ngon miệng, đau họng, khó nuốt, ảnh hưởng việc hấp thu thức ăn ở ruột,... nhất là xạ trị vùng đầu mặt cổ, xạ trị vùng ngực,... Do đó, khi xạ trị, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Tránh các loại thức ăn cay, mặn, chua.
    • Khi kết thúc điều trị: Bệnh nhân sau khi kết thúc điều trị ung thư cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đủ chất để duy trì sức khỏe, góp phần giảm nguy cơ tái phát bệnh.

    2.5. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

    Cần chú ý dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khi mà thể trạng đã suy mòn, ăn uống kém. Các nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cho bệnh nhân ung thư cũng cần được đảm bảo trong giai đoạn này. Với bệnh nhân nuốt được, lưu thông tiêu hóa tốt, vẫn khuyến khích bệnh nhân dinh dưỡng bằng đường miệng. Trong trường hợp không thể ăn uống hoặc không thể hấp thu thức ăn, có thể thực hiện dinh dưỡng cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch.

    Tóm lại, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với lối sống lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp sẽ giúp bệnh nhân ung thư có sức khỏe vượt qua bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch và nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn