- Viêm họng mạn tính: Là tình trạng vùng niêm mạc họng tái phát sưng, viêm tấy nhiều lần khiến bệnh nhân bị khô nóng họng, ngứa rát, có cảm giác vướng họng, muốn khạc nhổ. Cổ họng sưng viêm gây nuốt khó. Khi viêm họng mạn tính biến chứng nặng hơn có thể gây áp xe họng, viêm xoang, viêm amidan,...;
- Viêm amidan: Amidan là 1 tổ chức bạch huyết nằm ở cổ họng, có thể bị sưng viêm do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nấm,... Khi amidan bị sưng to, chèn ép sẽ khiến cổ họng bị vướng víu, gây cảm giác nghẹn, nuốt vướng, đau rát họng, sốt cao,...;
- Viêm xoang: Viêm xoang khiến bệnh nhân có biểu hiện khó thở, vướng víu ở cổ họng, nghẹt mũi, đau đầu, đau vùng xương mặt,... Nếu không điều trị sớm và triệt để, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực, ngưng thở khi ngủ,...;
- Trào ngược dạ dày - thực quản: Là bệnh lý do dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, vướng ở cổ họng,... Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị tích cực có thể diễn tiến nặng, dẫn tới biến chứng hẹp thực quản hoặc thậm chí là ung thư thực quản;
- Viêm phổi, viêm phế quản: Là các bệnh lý khiến đường thở bị viêm nhiễm, thu hẹp, gây khó thở và nuốt nghẹn;
- Ung thư hạ họng: Có biểu hiện là vướng cổ họng, khó thở, nuốt đau, nổi hạch ở cổ,...;
- Hen suyễn: Là căn bệnh gây viêm, hẹp đường dẫn khí cho phổi, khiến đường hô hấp bị nhạy cảm và khó thở hơn. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, ho, thắt nghẹn ở vùng lồng ngực và cổ họng;
- Đau ngực: Khi cơ tim không nhận đủ máu chứa oxy, bệnh nhân sẽ bị đau ngực. Có nhiều loại đau thắt ngực gây triệu chứng nghẹn ở ngực và cổ họng, đi kèm biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, đau vùng hàm, cổ, vai, cánh tay, lưng,...;
- Bệnh lý tuyến giáp: Các bệnh lý như bướu giáp, nhân tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp có thể gây triệu chứng khó chịu cho vùng hầu họng như nuốt nghẹn, khó thở, vướng ở cổ,...
- Không hút thuốc lá vì trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại gây kích thích tế bào, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản;
- Hạn chế sử dụng bia rượu vì uống rượu trong thời gian dài làm phá hủy niêm mạc thực quản và dạ dày;
- Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau quả, trái cây, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để ngăn ngừa ung thư thực quản. Do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, protein, rau xanh, ngũ cốc, trà xanh,... Đồng thời, bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng,...;
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Chú ý giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài;
- Định kỳ khám sức khỏe, tầm soát ung thư để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, đặc biệt là với người bệnh có tiền sử viêm thực quản kéo dài hoặc ung thư vùng cổ,...
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Thường có cảm giác nghẹn ở cổ: Cảnh giác ung thư thực quản
Cảm giác nghẹn ở cổ họng, khó thở, khó nuốt,... là tình trạng mà nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.
1. Cảm giác nghẹn ở cổ khó nuốt có biểu hiện như thế nào?
Một số người đột nhiên có triệu chứng bị nghẹn ở cổ, khó nuốt thức ăn. Một số bệnh nhân còn cảm thấy như có khối u vướng trong cổ họng. Khối u này có thể gây đau hoặc ngứa, căng cứng, nóng rát, châm chích, khô, căng, đau nhói khi ăn uống, nuốt nước bọt,... Số khác có cảm giác mắc tóc, hóc xương hay vướng viên thuốc,... trong cổ họng.
Cảm giác mang tính chủ quan này có thể chỉ là rối loạn về cơ năng, không có tổn thương thực thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu có một tổn thương hiện hữu. Thực tế, hầu hết các trường hợp này đều không thực sự xuất hiện khối u trong cổ họng. Đây chỉ là dấu hiệu của tình trạng sưng, viêm họng khiến kích thước cổ họng hẹp lại.
Tình trạng nghẹn, vướng ở cổ họng thường được cải thiện tạm thời sau khi ăn uống hoặc càng kéo dài và nặng hơn. Bệnh nhân cần theo dõi kỹ biểu hiện của bản thân để trao đổi với bác sĩ khi cần thiết. Về nguyên nhân có thể là do vấn đề tại chỗ, khu vực lân cận, vấn đề ở một cơ quan xa hơn trong cơ thể hoặc biến đổi tâm lý, loạn cảm họng,... Nếu cảm giác bị nghẹn ở cổ khi có khi không, chủ yếu mang tính nhất thời, rõ khi nuốt nước miếng, giảm hoặc mất đi sau khi ăn uống thì bạn không cần quá lo lắng.
2. Cảm giác nghẹn ở cổ là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản
Nếu bạn thường xuyên có cảm giác nghẹn ở cổ họng, có khối u lồi ở niêm mạc thực quản hoặc niêm mạc họng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản. Khi khối u phát triển với kích thước ngày càng lớn thì sẽ chèn ép cổ họng, làm hẹp kích thước cổ họng và gây cảm giác khó thở, khó nuốt, vướng cổ họng,... Khi dùng tay sờ bạn thậm chí có thể cảm nhận được khối u.
Ban đầu, bệnh nhân ung thư thực quản thường có biểu hiện khó nuốt nhưng không thấy đau đớn. Khi bệnh nặng hơn, triệu chứng khó nuốt sẽ đi kèm cơn đau. Ban đầu người bệnh chỉ khó nuốt với thức ăn rắn nhưng về sau sẽ khó nuốt cả với thức ăn lỏng, thậm chí đau khi nuốt nước bọt,...
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư thực quản thường có biểu hiện chảy nước bọt kèm hơi thở có mùi hôi khó chịu, hay bị ợ hơi, sặc khi ăn uống,... Người bệnh bị sụt cân rõ rệt do mất nước và không ăn uống được. Bệnh nhân cũng thường bị đau lưng, đau sau xương ức hoặc 2 xương bả vai; có thể đi kèm triệu chứng rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu. Những biểu hiện khác gồm: Thường xuyên bị buồn nôn và nôn ói, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khàn giọng, khạc đờm,...
Chỉ dựa trên các triệu chứng bệnh sẽ khó có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Vì vậy, khi có cảm giác nghẹn ở cổ, bạn nên đi thăm khám để được kiểm tra chính xác để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.
3. Cảm giác nghẹn ở cổ họng cảnh báo các nguyên nhân khác
Triệu chứng nghẹn cổ họng và khó thở thường khiến bệnh nhân lo lắng về nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, đa số trường hợp nguyên nhân gây biểu hiện này là do viêm nhẹ ở cổ họng và phần sau miệng, đôi khi kết hợp với triệu chứng hồi hộp, lo âu quá mức,...
Một số nguyên nhân gây cảm giác nghẹn, nuốt vướng ở cổ họng như:
4. Nên làm gì khi có cảm giác nghẹn ở cổ họng?
Triệu chứng nghẹn cổ họng, nuốt vướng khá phổ biến. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đi khám tại chuyên khoa tai - mũi - họng càng sớm càng tốt. Bệnh nhân nên cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng và các vấn đề về sức khỏe để chẩn đoán nhanh chóng, chính xác.
Nếu triệu chứng nghẹn ở cổ họng đi kèm khó thở và các biểu hiện cảnh báo ung thư thực quản thì người bệnh nên đi khám ngay: Nôn nhiều, sụt cân nhanh, nuốt đau, đau vùng cổ hoặc họng, sờ thấy khối u ở cổ họng hoặc xung quanh cổ, sốt, sưng hạch,...
Để giảm triệu chứng vướng cổ họng, khó nuốt, bạn nên: Ngậm chanh đào mật ong; ngậm tỏi tươi trong khoảng 5 - 10 phút rồi nhai nuốt từ từ; uống nước ấm để làm dịu cổ họng; uống trà ấm vào mỗi buổi sáng để làm sạch cổ họng và giúp bạn thêm tỉnh táo; súc miệng bằng nước muối để làm sạch và sát khuẩn cổ họng.
5. Biện pháp phòng ngừa ung thư thực quản
Vì cảm giác nghẹn ở cổ khó nuốt là biểu hiện của ung thư thực quản nên bạn cần phòng ngừa căn bệnh này để không phải đối diện với triệu chứng khó chịu nêu trên. Các biện pháp giúp phòng bệnh ung thư thực quản gồm:
Với triệu chứng có cảm giác nghẹn ở cổ họng, chưa thể kết luận chính xác bạn đang mắc bệnh lý gì, nguy hiểm như thế nào. Các bác sĩ cần dựa trên các dấu hiệu khác, kết hợp thăm khám và xét nghiệm. Tuy nhiên, vì đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản nên người bệnh không được chủ quan mà nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6