Ung thư phúc mạc là gì?

    Ung thư phúc mạc là gì?

    Ung thư phúc mạc (Peritoneal cancer) là một bệnh ung thư hiếm gặp. Bệnh ung thư phúc mạc thường phát hiện ở giai đoạn nặng vì các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn sớm, khó chẩn đoán.

    1. Ung thư phúc mạc là gì?

    Phúc mạc được cấu tạo từ các tế bào biểu mô, đóng vai trò bảo vệ và che chở cho các cơ quan trong ổ bụng bao gồm ruột, bàng quang, trực tràng và tử cung. Đồng thời, phúc mạc tiết dịch nhầy giúp các cơ quan di chuyển dễ dàng trong ổ bụng.

    Bệnh ung thư phúc mạc được hình thành trong lớp tế bào biểu mô mỏng nằm dọc thành trong của bụng. Ung thư phúc mạc được phân thành 2 loại phụ thuộc vị trí khởi phát:

    1.1 Ung thư phúc mạc nguyên phát

    Ung thư phúc mạc nguyên phát (primary peritoneal cancer) là tình trạng ung thư phát triển bắt đầu ở phúc mạc, thường chỉ xảy ra ở phụ nữ và rất hiếm khi xảy ra ở nam giới.

    Một dạng hiếm gặp của ung thư phúc mạc nguyên phát là u trung biểu mô phúc mạc ác tính (peritoneal malignant mesothelioma).

    1.2 Ung thư phúc mạc thứ phát

    Ung thư phúc mạc thứ phát (secondary peritoneal cancer): Hay còn gọi là ung thư di căn phúc mạc phần lớn thường bắt đầu từ ung thư nguyên phát ở các tạng trong ổ bụng, sau đó di căn đến phúc mạc như: Ung thư buồng trứng, ung thư ống dẫn trứng, ung thư dạ dàyung thư đại tràngung thư trực tràngung thư bàng quang,...

    Ung thư phúc mạc thứ phát có thể xảy ra cả ở nam và nữ và chiếm tỉ lệ cao hơn so với ung thư phúc mạc nguyên phát. Tế bào ung thư di căn sẽ cùng loại với tế bào ung thư ở vị trí khởi phát.

    2. Mối liên hệ giữa bệnh ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư buồng trứng?

    Ung thư phúc mạc nguyên phát rất giống như ung thư biểu mô buồng trứng tiến triển, cả hai đều liên quan đến cùng một loại tế bào. Do đó, cách điều trị và kỳ vọng sống của hai bệnh ung thư này cũng tương tự nhau.

    Chẩn đoán phân biệt để xác định là ung thư phúc mạc nếu:

    • Buồng trứng bình thường
    • Các tế bào ung thư không hiện diện trên bề mặt buồng trứng
    • Loại khối u chủ yếu thuộc huyết thanh (tạo ra dịch nhầy)

    Ung thư phúc mạc là một bệnh ung thư hiếm gặp

    Ung thư phúc mạc là một bệnh ung thư hiếm gặp

    3. Nguyên nhân của bệnh ung thư phúc mạc nguyên phát và các yếu tố nguy cơ?

    Nguyên nhân của bệnh ung thư phúc mạc hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư phúc mạc bao gồm:

    • Tuổi: Nguy cơ mắc ung thư phúc mạc tăng theo tuổi
    • Di truyền: Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc phúc mạc hoặc ở người có đột biến gen BRCA1 và BRCA2.
    • Liệu pháp hormon: Thực hiện liệu pháp hormon sau mãn kinh cũng làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư phúc mạc.
    • Thừa cân hoặc béo phì.
    • Lạc nội mạc tử cung.

    4. Triệu chứng của ung thư phúc mạc?

    Triệu chứng của bệnh ung thư phúc mạc phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh. Vào giai đoạn sớm, người bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì, hoặc có các triệu chứng ban đầu mơ hồ, biểu hiện tương tự nhiều bệnh lý khác. Khi có triệu chứng rõ ràng xảy ra, bệnh thường đã tiến triển. Các triệu chứng ung thư phúc mạc bao gồm:

    • Chướng bụng hoặc đau, bụng phình to và cảm giác áp lực ở bụng hoặc xương chậu.
    • Cảm giác no, ngay cả sau bữa ăn nhẹ
    • Buồn nôn hoặc tiêu chảy
    • Táo bón
    • Ăn mất ngon
    • Đi tiểu thường xuyên
    • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
    • Chảy máu trực tràng, âm đạo bất thường
    • Mệt mỏi, đau lưng.

    Khi ung thư phúc mạc tiến triển, dịch nhầy có thể tích tụ trong khoang bụng (cổ trướng) và gây ra các tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở, đau bụng, mệt mỏi. Ở giai đoạn cuối, có thể có tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn ruột hoặc tiết niệu, đau bụng, không thể ăn uống và nôn mửa.

    5. Làm sao để chẩn đoán ung thư phúc mạc?

    Rất khó để chẩn đoán, kể cả ung thư phúc mạc nguyên phát và thứ phát trong giai đoạn đầu vì không có triệu chứng rõ ràng, đặc hiệu. Bên cạnh khai thác triệu chứng và tiền sử, các xét nghiệm có thể được chỉ định để để chẩn đoán ung thư phúc mạc gồm:

    • Siêu âm, chụp cắt lớp CT vùng bụng và ổ chậu để phát hiện cổ trướng hoặc sự tăng trưởng khối u.
    • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ CA-125 (một chất được tạo ra bởi các tế bào khối u) trong máu. Nếu chất này ở nồng độ cao, có thể nghi ngờ bị ung thư phúc mạc hay buồng trứng, tuy nhiên, xét nghiệm này không đặc hiệu.
    • GI (gastrointestinal) dưới hoặc thụt tháo Bari sử dụng tia X để quan sát vị trí khối u và một số vấn đề khác ở đại tràng và trực tràng.
    • GI trên để qua sát các vấn đề ở thực quản, dạ dày và tá tràng.
    • Sinh thiết.
    • Chọc dịch: Trong trường hợp không phẫu thuật lấy được tế bào để sinh thiết hoặc do cổ trướng căng to có thể chọc lấy dịch bụng để soi kính hiển vi.

    6. Điều trị ung thư phúc mạc bằng cách nào?

    Ung thư phúc mạc nguyên phát được điều trị như ung thư buồng trứng. Phương pháp điều trị ung thư phúc mạc nguyên phát và thứ phát cho mỗi bệnh nhân khác nhau phụ thuộc giai đoạn bệnh, kích thước và vị trí khối u cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Phương pháp điều trị cụ thể bao gồm:

    • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường là bước đầu tiên, bác sĩ sẽ cố gắng cắt bỏ tất cả các tổn thương nhìn thấy được. Đồng thời, buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung và các mô và cơ quan khác cũng có thể bị cắt bỏ phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
    • Hóa trị liệu: Bệnh nhân có thể được điều trị hóa trị để teo nhỏ khối u trước khi cắt bỏ hoặc sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
    • HIPEC (Hóa trị tăng nhiệt độ trong phúc mạc trong lúc mổ): Kỹ thuật sử dụng nhiệt kết hợp với đưa hóa chất trực tiếp vào phúc mạc.
    • Liệu pháp trúng đích: Sử dụng thuốc hướng mục tiêu như các thuốc kháng thể đơn dòng, các chất ức chế PARP (poly-ADP ribose polymerase) ngăn chặn quá trình sửa chữa ADN, các thuốc ức chế tạo mạch ngăn chặn sự phát triển của mạch máu trong khối u.
    • Chăm sóc giảm nhẹ: Ung thư phúc mạc thường được phát hiện ở giai đoạn nặng, vì thế, chăm sóc hỗ trợ có thể giúp làm giảm các triệu chứng của ung thư phúc mạc như đau, giảm cân hoặc phù.

    7. Ung thư phúc mạc sống được bao lâu?

    Tiên lượng của bệnh nhân ung thư phúc mạc nguyên phát hoặc thứ phát đã được cải thiện rất nhiều trong những thập kỷ gần đây nhờ những tiến bộ trong điều trị. Tuy nhiên, do ung thư phúc mạc thường được phát hiện ở giai đoạn muộn và do tỷ lệ tái phát cao nên bệnh nhân thường cần điều trị tiếp tục sau đó.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

    Nguồn tham khảo: Webmd.com, healthline.com, cancerresearchuk.com

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn