Ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu?

    Ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu?

    Ung thư xương là sự hình thành khối u ác tính trong xương, gây phá hủy xương và các mô xung quanh. Bệnh nhân ung thư xương ở các giai đoạn khác nhau sẽ có tiên lượng sống khác nhau. Vậy bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu?

    1. Ung thư xương giai đoạn cuối là gì?

    Ung thư xương là thuật ngữ chỉ một số bệnh ung thư khác nhau phát triển trong xương. Khi tế bào ung thư phát triển trong xương, nó có thể gây hại cho mô xương bình thường. Loại tế bào và mô nơi ung thư bắt đầu sẽ giúp xác định loại ung thư xương. Ung thư hình thành trong chính xương được gọi là ung thư xương nguyên phát. Nhiều khối u bắt đầu ở các cơ quan hoặc các bộ phận khác của cơ thể có thể di căn đến xương, cũng như các bộ phận cơ thể khác. Những khối u này được gọi là ung thư xương thứ phát hoặc di căn. Các khối u ở vú, tuyến tiền liệt và phổi thường di căn đến xương. Để xác định giai đoạn ung thư xương, Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ đã sử dụng hệ thống TNM. Hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM hình thành dựa trên bốn 4 yếu tố quan trọng:

    • T: Liên quan đến kích thước của khối u.
    • N: Cho biết tình trạng các tế bào đột biến đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó hay chưa.
    • M: Cho biết tình hình ung thư đã di căn sang bộ phận khác hay chưa.
    • G: Thể hiện hình thái các tế bào đột biến dưới kính hiển vi, có thể hiểu là mức độ hoặc giai đoạn ung thư.

    Các chuyên gia sẽ sử dụng ba yếu tố đầu tiên để phân loại ung thư. G1 (giai đoạn một) mô tả ung thư mới chỉ ở mức độ thấp, giai đoạn sớm. Trong khi đó, G2 và G3 là giai đoạn ung thư bắt đầu trở nặng. Lúc này, khối u có xu hướng phát triển là lan rộng nhanh hơn so với giai đoạn đầu. Nếu khối u đã tiến triển thành ung thư xương giai đoạn cuối, các bác sĩ sẽ tiếp tục phân loại để xác định người bệnh đang ở giai đoạn 4A hay 4B.

    • Giai đoạn 4A: Ở giai đoạn 4A, khối u có thể có bất kỳ kích thước cũng như ở bất kỳ mức độ nào và có thể ở nhiều vị trí trong xương. Ung thư không lan đến các hạch bạch huyết gần đó mà chỉ lan đến phổi (một vị trí xa)
    • Giai đoạn 4B: Cũng giống như giai đoạn 4A, mức độ nghiêm trọng, kích thước và vị trí của khối u trong xương rất đa dạng. Tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó và có thể có hoặc không di căn đến các cơ quan ở xa hoặc các xương khác.

    2. Ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu?

    Bệnh ung thư xương sống được bao lâu? Ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỉ lệ sống sót trong 5 năm đối với u xương ác tính giai đoạn cuối là 27%. Tỉ lệ sống sót được thống kê dựa trên dữ liệu từ một dân số cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên. Bệnh nhân cần lưu ý rằng tỉ lệ sống sót không áp dụng chính xác cho tất cả mọi người, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng và tiến triển bệnh. Dù tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối không mấy khả quan, nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ.

    Ngoài ra, mô hình thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) cho thấy các trường hợp ung thư xương tăng trung bình 0.4% mỗi năm trong những năm 2006 – 2015. Ngược lại, trong thời gian này, tỉ lệ tử vong trung bình mỗi năm cũng đã giảm đi 0.3%. Do đó, bệnh nhân không nên quá bi quan nếu được chẩn đoán ung thư xương giai đoạn cuối. Dựa trên tình hình sức khỏe tổng thể và đáp ứng với điều trị, các bác sĩ có thể đưa ra đánh giá về tiên lượng sống và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

    3. Bệnh ung thư xương có chữa được không?

    Có nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư xương. Việc điều trị ung thư xương phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: Loại ung thư xương, vị trí của khối u trong cơ thể, độ nặng và mức độ lan rộng của khối u. Có một số cách tiếp cận để điều trị ung thư xương bao gồm:

    3.1. Phẫu thuật

    Phẫu thuật có mục đích là loại bỏ khối u và một số mô xương bao quanh nó. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư xương. Phẫu thuật cắt bỏ chi, hoặc phẫu thuật cứu vãn chi, có nghĩa là can thiệp phẫu thuật diễn ra mà không cần phải cắt bỏ chi. Tuy nhiên, để một bệnh nhân có thể sử dụng lại chi, họ có thể cần phẫu thuật tái tạo. Bác sĩ phẫu thuật có thể lấy xương từ một bộ phận khác của cơ thể để thay thế xương đã mất hoặc có thể lắp xương nhân tạo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải cắt cụt một chi để loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của ung thư. May mắn là trường hợp này ngày càng trở nên hiếm khi các phương pháp phẫu thuật đã được cải thiện trong những năm gần đây.

    3.2. Xạ trị

    Xạ trị là một liệu pháp phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý ung thư. Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị cùng với phẫu thuật. Những bệnh nhân không cần phẫu thuật ung thư xương cũng có thể được xạ trị. Đây là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho Sarcoma Ewing và là một phần điều trị kết hợp đối với các bệnh ung thư xương khác.

    3.3. Hóa trị liệu

    Hóa trị liên quan đến việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Những bệnh nhân bị Sarcoma Ewing hoặc một chẩn đoán mới của u xương thường được sử dụng phương pháp hóa trị. Bác sĩ cũng có thể đề nghị kết hợp hóa trị và xạ trị.

    3.4. Đông lạnh khối u

    Kỹ thuật này đôi khi có thể thay thế phẫu thuật để loại bỏ khối u khỏi mô xương. Một bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng nitơ lỏng để đóng băng các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

    3.5 Liệu pháp nhắm mục tiêu

    Phương pháp điều trị này sử dụng một loại thuốc được thiết kế để tương tác đặc biệt với một phân tử khiến tế bào ung thư phát triển. Denosumab là một kháng thể đơn dòng mà các bác sĩ sử dụng trong liệu pháp nhắm mục tiêu. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt thuốc này để sử dụng cho người lớn và thanh thiếu niên có bộ xương phát triển đầy đủ. Denosumab ngăn chặn hoạt động của tế bào hủy xương, là một loại tế bào có công dụng phá hủy mô xương.

    Tóm lại, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối không hoàn toàn giống nhau mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, sức khỏe tổng thể, vị trí khối u hoặc khả năng đáp ứng với điều trị. Do đó, bệnh nhân không nên quá bi quan khi được chẩn đoán ung thư xương giai đoạn cuối. Điều quan trọng khi điều trị ung thư là giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và tuân thủ đúng phác đồ, chỉ định của bác sĩ.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn