Ai có nguy cơ nhiễm trùng khi mắc ung thư?

    Ai có nguy cơ nhiễm trùng khi mắc ung thư?

    Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm ngày càng trở nên phổ biến. Người bệnh ung thư rất dễ bị nhiễm trùng do suy giảm hệ miễn dịch. Vậy ai có nguy cơ cao bị nhiễm trùng khi mắc ung thư và tại sao đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

    1. Nhiễm trùng là gì?

    Nhiễm trùng xảy ra khi có vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và cơ thể không đủ đáp ứng miễn dịch để tiêu diệt chúng. Các tác nhân gây bệnh này có thể là vi khuẩn, virus hay nấm men. Nhiễm trùng xảy ra khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch.

    Ung thư và quá trình điều trị ung thư đều làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Do đó, người bệnh dễ bị nhiễm trùng khi mắc ung thư.

    2. Hệ miễn dịch là gì?

    Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ, đảm nhiệm vai trò giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm của vi sinh vật gây bệnh. Hệ miễn dịch bao gồm: Da, lá lách, hạch bạch huyết, tủy xương, các tế bào bạch cầu (giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt sự lây nhiễm của các nhân tố có hại vào cơ thể).

    Ngoài ra, hệ miễn dịch còn là các kháng thể có tác dụng chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch thì rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng mắc phải.

    3. Giảm số lượng bạch cầu hạt

    Bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể rất quan trọng. Trong cơ thể có rất nhiều loại bạch cầu như bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân. Trong mỗi nhóm này lại chia làm nhiều loại khác nhau nữa. Trong đó, bạch cầu hạt trung tính chiếm đa số và có vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng. Khi số lượng bạch cầu hạt trong máu giảm tức là suy giảm miễn dịch thì nguy cơ người bệnh bị nhiễm trùng là rất cao.

    Ở bệnh nhân ung thư, hơn 50% người bệnh đang điều trị có tình trạng giảm bạch cầu hạt. Đặc biệt, đây còn là một tình trạng phổ biến ở bệnh ung thư máu. Do đó, bệnh nhân bị ung thư rất dễ bị nhiễm trùng.

    • Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân giảm bạch cầu hạt:

    Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt có thể có triệu chứng mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có tình trạng nhiễm trùng. Do đó, mọi người cần đi khám sức khỏe thường xuyên và làm xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng của cơ thể.

    Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt có thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi

    Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt có thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi

    Ở những bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, khi có một nhiễm trùng nhẹ cũng cần phải cẩn thận. Bởi bệnh rất dễ trở nên trầm trọng, gây nguy hiểm tới tính mạng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

    • Sốt: khi thân nhiệt là 38 độ C trở lên hoặc từ 37.5 độ C nếu đo ở nách
    • Có cảm giác ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi
    • Đau họng, loét miệng, hoặc đau răng
    • Đau bụng, đau gần hậu môn và tiêu chảy
    • Xuất hiện triệu chứng đau hoặc rát khi đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần
    • Ho, khó thở hoặc thở nhanh
    • Có triệu chứng sưng, đỏ, đau quanh vết thương
    • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường hoặc ngứa âm đạo.

    Nhiễm trùng là một bệnh phổ biến có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để chúng có thể trở nên trầm trọng và đe dọa đến tính mạng. Do đó, cần báo ngay cho bác sĩ nếu có xuất hiện dấu hiệu nào của nhiễm trùng.

    • Nguyên nhân gây giảm bạch cầu hạt

    Những người bệnh ung thư đang điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu. Các bệnh ung thư liên quan đến máu và tủy xương như: ung thư máu, u lympho, đa u tủy xương. Ung thư di căn xương...

    Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao bị giảm bạch cầu hạt là người từ trên 70 tuổi, những người mắc một số bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, ghép tạng...

    Điều trị giảm bạch cầu hạt: Nguyên tắc điều trị là làm giảm các triệu chứng và các phản ứng phụ. Đây là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư. Phương pháp này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ.

    4. Phòng tránh nhiễm trùng cho bệnh nhân ung thư

    Với các thói quen sinh hoạt hằng ngày:

    • Cần tránh hoặc hạn chế đến những nơi đông người. Nếu thực sự cần đến những nơi đó thì nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.
    • Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, sốt, hay các bệnh nhiễm trùng khác.
    • Thực hiện tiêm phòng cúm trước mỗi mùa dịch.
    • Vệ sinh cơ thể hằng ngày sạch sẽ.
    • Đánh răng bằng bàn chải mềm để tránh chảy máu chân răng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
    • Hạn chế sử dụng dịch vụ làm móng ở spa.
    • Không bơi lội ở ao, hồ, sông, suối hoặc tắm ở bể bô công cộng.
    • Không dùng chung dao cạo râu và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân chung.
    • Mặc quần áo bảo hộ lao động khi làm việc.
    • Với thói quen ăn uống:vĂn chín, uống sôi. Không ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá hay các đồ ăn chưa được nấu chín. Với hoa quả cần rửa sạch sẽ và gọt vỏ trước khi ăn.

    5. Sử dụng thuốc chống nhiễm trùng trong quá trình điều trị ung thư

    • Thuốc phòng nhiễm trùng:

    Trong quá trình điều trị ung thư, có thể làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Do đó, cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng virus để phòng chống nhiễm trùng. Biện pháp này được gọi là sử dụng kháng sinh dự phòng. Kháng sinh dự phòng chỉ dùng khi người bệnh suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, người bệnh còn có thể được dùng kháng sinh dự phòng nếu đang dùng các thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, như corticoid hoặc một số thuốc hóa chất.

    Người bệnh sẽ ngừng dùng thuốc dự phòng khi hệ miễn dịch đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, có rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể. Do đó, việc sử dụng kháng sinh phòng bệnh không có khả năng ngăn được tất cả các loại nhiễm trùng.

    Vì vậy, việc phòng bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt vẫn giữ vai trò quan trọng.

    • Thuốc kích thích tăng trưởng tế bào máu

    Thuốc thúc đẩy sự tăng trưởng bạch cầu hạt giúp giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể do đó cần thận trọng khi dùng thuốc. Chính vì vậy, cần trao đổi kỹ với bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích nhất.

    Như vậy, tất cả bệnh nhân ung thư đều có khả năng bị bệnh nhiễm trùng. Điều này là do họ bị suy giảm hệ miễn dịch đặc biệt là giảm bạch cầu hạt trong máu.

    Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về người nào dễ bị nhiễm trùng khi mắc ung thư. Qua đó, có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn