Nguy cơ nhiễm trùng ở người bị giảm bạch cầu khi điều trị ung thư

    Nguy cơ nhiễm trùng ở người bị giảm bạch cầu khi điều trị ung thư

    Giảm bạch cầu khi điều trị ung thư là tình trạng khá thường gặp, nhất là các bệnh nhân hóa trị. Đồng thời, giảm bạch cầu cũng có thể do khối u ác tính gây ra khi xâm nhập vào tủy xương hoặc do một số khối u ác tính tăng sinh hệ bạch huyết, ức chế dòng bạch cầu. Hơn nữa, xạ trị, nếu được chiếu vào nhiều vị trí tăng sinh tủy xương đang hoạt động, cũng có thể gây giảm bạch cầu. Dù là nguyên nhân nào, nguy cơ nhiễm trùng ở người bị giảm bạch cầu khi điều trị ung thư sẽ tăng lên rất cao, là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh.

    1. Giảm bạch cầu khi điều trị ung thư là gì?

    Giảm bạch cầu là khi có sự giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Những tế bào này là cơ quan bảo vệ chính của cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Giảm bạch cầu là biến chứng thường gặp sau khi hóa trị, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi điều trị ung thư. Đặc biệt, căng thẳng, dinh dưỡng kém và ngủ không đủ giấc cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch ở người bệnh và làm cho khả năng nhiễm trùng cao hơn.

    Trong hóa trị liệu ung thư, những loại thuốc hoạt động bằng cách giết chết các tế bào phát triển nhanh trong cơ thể (bao gồm cả tế bào tốt và xấu), hậu quả là người bệnh bị giảm bạch cầu. Thời gian giảm bạch cầu thường phụ thuộc vào loại hoặc liều lượng hóa trị liệu.

    Thông thường, số lượng bạch cầu thường bắt đầu giảm khoảng 1 tuần sau khi đợt hóa trị liệu khởi động. Mức độ giảm bạch cầu sẽ đạt ngưỡng thấp nhất vào khoảng 7-14 ngày sau khi điều trị - đây là lúc có nguy cơ bị nhiễm trùng khi điều trị ung thư rất cao. Sau đó, số lượng bạch cầu sẽ bắt đầu tăng trở lại. Điều này là do tủy xương khởi động lại quá trình sản xuất bạch cầu bình thường, tuy nhiên, có thể mất 3 đến 4 tuần để đạt mức bạch cầu bình thường trở lại.

    Khi mức bạch cầu trở lại bình thường, người bệnh lại phải sẵn sàng cho đợt hóa trị tiếp theo. Chính vì vậy, trong thời gian điều trị ung thư, người bệnh sẽ thường xuyên được xét nghiệm máu để kiểm tra xem có giảm bạch cầu hay không, đôi khi có thể dùng thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc tăng nhanh số lượng bạch cầu.

    Ngoài ra, khi điều trị xạ trị cho 1 số bộ phận của cơ thể hoặc xương ở vùng chậu, chân, ngực, bụng thì cũng sẽ làm ức chế sản xuất bạch cầu và gây giảm số lượng. Đặc biệt, người bệnh ung thư cũng có thể bị giảm bạch cầu nếu mắc phải các bệnh ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến tủy xương, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy hoặc khi khối u ác tính đã lan rộng.

    Một số người khi điều trị ung thư có nhiều khả năng bị giảm bạch cầu hơn các đối tượng khác nếu:

    • Là người từ 70 tuổi trở lên;
    • Có hệ thống miễn dịch suy giảm do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như nhiễm HIV hoặc cấy ghép nội tạng.

    giảm bạch cầu

    Mức độ giảm bạch cầu sẽ đạt ngưỡng thấp nhất vào khoảng 7-14 ngày sau khi điều trị

    2. Các dấu hiệu nhiễm trùng ở người bị giảm bạch cầu khi điều trị ung thư

    Đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư bị giảm bạch cầu thì tình trạng nhiễm trùng có thể nhanh chóng trở thành nghiêm trọng. Do đó, khi bắt đầu các biện pháp điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, người bệnh cần được giải thích nguy cơ nhiễm trùng do giảm bạch cầu và hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng để nhanh chóng yêu cầu sự can thiệp y tế.

    Một số dấu hiệu nhiễm trùng ở người bị giảm bạch cầu khi điều trị ung thư bao gồm:

    • Sốt 38°C cao hơn trong 1 giờ hoặc 1 lần sốt 39°C;
    • Ớn lạnh và đổ mồ hôi;
    • Thay đổi triệu chứng ho hoặc mới xuất hiện ho;
    • Đau họng;
    • Khó thở, cảm giác hụt hơi;
    • Nghẹt mũi;
    • Cổ cứng;
    • Đau và són tiểu;
    • Tăng đi tiểu;
    • Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc có kích ứng;
    • Đỏ, đau nhức hoặc sưng tấy ở bất kỳ khu vực nào, bao gồm cả vết thương phẫu thuật và các vị trí đặt kim truyền, ống dẫn lưu;
    • Tiêu chảy;
    • Nôn mửa;
    • Đau bụng hoặc trực tràng;
    • Thay đổi về da;
    • Thay đổi về trạng thái tinh thần.

    3. Bị giảm bạch cầu khi điều trị ung thư phải làm thế nào?

    1 phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân ung thư là làm giảm các tác dụng phụ của điều trị. Đây được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ, nhất là đối với tình trạng giảm bạch cầu.

    Trong khi dùng hóa trị, đôi khi mức bạch cầu không trở lại bình thường đủ nhanh hoặc nghi ngờ chứng giảm bạch cầu tiến triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thì bác sĩ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định, bao gồm:

    • Trì hoãn đợt tiếp theo hoặc giảm liều hóa trị;
    • Đề nghị dùng kháng sinh trong thời gian dài đến khi giảm bạch cầu hồi phục để ngăn ngừa nhiễm trùng;
    • Dùng các yếu tố tăng trưởng tế bào bạch cầu, giúp cơ thể tạo ra nhiều bạch cầu hơn;
    • Tích cực các biện pháp phòng ngừa để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng khi có tình trạng giảm bạch cầu đang xảy ra.

    Giảm bạch cầu là biến chứng thường gặp sau khi hóa trị, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi điều trị ung thư

    4. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng do giảm bạch cầu khi điều trị ung thư?

    Ngoài việc nhận được sự can thiệp điều trị từ bác sĩ, người bệnh ung thư cũng cần tuân thủ những gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng:

    • Vệ sinh tay thường xuyên;
    • Cố gắng tránh những nơi đông người và tiếp xúc với người đang bị bệnh;
    • Không dùng chung thức ăn, cốc uống nước, đồ dùng cá nhân hoặc các vật dụng cá nhân khác, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, khăn mặt;
    • Tắm rửa hàng ngày và sử dụng kem dưỡng da không mùi để giúp da không bị khô và nứt nẻ;
    • Ăn thực phẩm đã nấu chín để tiêu diệt hết vi trùng;
    • Rửa cẩn thận trái cây và rau khi ăn sống;
    • Bảo vệ da khỏi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể vật nuôi và chất thải của chúng bằng cách mặc trang phục phòng hộ, đeo găng tay. Rửa tay sạch lại sau đó;
    • Sử dụng găng tay khi làm vườn;
    • Làm sạch răng và nướu bằng bàn chải đánh răng mềm và sử dụng nước súc miệng để ngăn ngừa lở miệng nếu được bác sĩ chỉ định;
    • Cố gắng và giữ cho tất cả các bề mặt trong nhà luôn sạch sẽ;
    • Tiêm phòng cúm theo mùa định kỳ.

    Tóm lại, giảm bạch cầu khi điều trị ung thư là một tác dụng phụ rất đáng sợ hãi. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng,dẫn đến nhiễm trùng huyết và cả tử vong ở người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư cần được thông tin về nguy cơ xảy ra giảm bạch cầu ngay trước khi bắt đầu bất kì liệu pháp điều trị nào. Đồng thời, cách chủ động phòng ngừa cũng như các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng khi điều trị ung thư cũng cần được người bệnh nắm rõ, để phát hiện sớm, được can thiệp kịp thời, đạt hiệu quả cao và cải thiện được tiên lượng bệnh lý ác tính.

    Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

    Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:

    • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràngung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cungung thư dạ dàyung thư tiền liệt tuyến,....)
    • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
    • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
    • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

    Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108

    Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Hotline:0865.898.108

    Email: cgc@benhvien108.vn

    Website: http://sanglocungthu108.vn

    Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn