- Vi khuẩn là một thể duy nhất, chúng là tế bào rất phức tạp và có thể tự tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Hầu hết các vi khuẩn không có hại. Trong thực tế, có nhiều vi khuẩn thường trú trên da và trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn.
- Virus có kích thước nhỏ hơn và có cấu tạo không phải là tế bào. Không giống như vi khuẩn, virus cần một vật chủ như con người hay động vật để nhân lên. Virus gây nhiễm trùng bằng cách nhập vào nhân bên trong các tế bào khỏe mạnh của vật chủ.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Nhiễm trùng có nguồn gốc trong hay các mô xung quanh răng
- Nhiễm trùng âm đạo
- Nhiễm trùng ối.
- Nhiễm trùng đơn độc: nhiễm trùng do 1 loại mầm bệnh gây nên.
- Nhiễm trùng phối hợp: nhiễm trùng do hai hoặc nhiều loại mầm bệnh gây nên.
- Nhiễm trùng thứ phát: nhiễm trùng trên cơ thể bị suy yếu do một nhiễm trùng khác (nhiễm nấm Candida thứ phát trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS...).
- Nhiễm trùng cục bộ: nhiễm trùng tập trung tại một vị trí nhất định.
- Nhiễm trùng toàn thân.
- Nhiễm trùng cấp tính (cấp diễn): cúm, lỵ...
- Nhiễm trùng mạn tính (trường diễn).
- Thường xuyên rửa tay thật kỹ (cách tốt nhất để tránh cảm lạnh)
- Khi bắt tay với người bị cảm lạnh là yếu tố nguy hiểm, cần tránh dụi mắt hoặc mũi ngay sau đó. Vì vi khuẩn hoặc virus có thể truyền bệnh thông qua việc chạm hoặc bắt tay với một người khác.
- Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt, tránh để ở nhiệt độ thường quá lâu.
- Các loại rau và thịt phải được lưu trữ riêng, sử dụng các thớt khác nhau để chế biến thực phẩm sống và chín.
- Các loại thịt nên được chế biến sạch sẽ. Một số sinh vật sẽ chết khi thức ăn được nấu chín nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại gây tiêu chảy và nôn mửa.
- Dịch cơ thể, như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và truyền bệnh. Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có đơn chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị: uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian quy định.
- Phòng bệnh gây ra do virus bằng cách tiêm vắc xin như: viêm gan siêu vi A, B, cúm, viêm não Nhật Bản...
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Thế nào là nhiễm trùng?
Vào năm 1880, nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được rằng chính các vi khuẩn là nguyên nhân thật sự gây ra nhiều căn bệnh. Nhiễm trùng là tình trạng sức khỏe rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
1. Nhiễm trùng là gì?
Định nghĩa nhiễm khuẩn (còn gọi là nhiễm trùng) là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng... đối với cơ thể, dẫn tới các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Thông thường, biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Nhiễm trùng có thể tại một vị trí cố định hoặc đi theo đường máu lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, một số vi sinh vật tự nhiên sống trong cơ thể không được xem là nhiễm trùng, ví dụ: vi khuẩn thường trú trong miệng và ruột. Vi khuẩn và virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và thường lây lan theo những con đường giống nhau. Đây là điểm tương đồng duy nhất giữa vi khuẩn và virus. Việc phân biệt nhiễm trùng do vi khuẩn và virus rất quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh:
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn
2. Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì?
Nhiễm khuẩn bệnh viện là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các bệnh nhân trong thời gian nằm viện. Các bệnh nhân này hoàn toàn không mắc các bệnh nhiễm khuẩn tiềm tàng trước thời điểm nhập viện.
Những trường hợp nhiễm khuẩn trong 48 giờ đầu kể từ khi bệnh nhân vào viện thì không phải là nhiễm khuẩn bệnh viện. Ngược lại, một số bệnh nhân khi vào viện không mắc bệnh nhưng sau khi ra viện một thời gian thì bệnh xuất hiện, đây rất có thể là nhiễm khuẩn bệnh viện. Ví dụ: bệnh viêm gan virus B hoặc C, nhiễm HIV, viêm xương khớp do đóng đinh nội tủy... những bệnh có thời gian nung bệnh dài ngày.
3. Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là ho và hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút. Tất cả các phản ứng trên là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không hoàn toàn giống, hầu hết là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng rất đa dạng cho vấn đề nhiễm trùng.
4. Phân loại nhiễm trùng theo vị trí bệnh
Nhiễm trùng có thể được phân loại theo vị trí giải phẫu của cơ quan bị nhiễm bệnh, bao gồm:
5. Phân loại các thể bệnh nhiễm trùng
Các thể nhiễm trùng khác như: nhiễm trùng tái nhiễm, nhiễm trùng phôi thai (bệnh giang mai bẩm sinh), nhiễm trùng điển hình và không điển hình, nhiễm trùng chậm (nhiễm virus HIV), nhiễm trùng phân tử (do các acid nucleic. của virus xâm nhập vào cơ thể có thể gây bệnh).
Nhiễm trùng cấp tính
6. Phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng nói chung
Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
Các bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh. Kháng sinh có thể diệt vi khuẩn hoặc ngăn chặn chúng nhân lên. Tuy nhiên, kể từ khi vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng, các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất được chỉ định dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Điều trị nhiễm trùng do virus
Kiểm soát các triệu chứng bằng các loại thuốc khác nhau. Ví dụ: dùng paracetamol để giảm sốt. Sử dụng thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của virus, Ví dụ: dùng thuốc chữa HIV/AIDS. Thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus.
7. Biện pháp phòng tránh các bệnh nhiễm trùng
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6