- Chấn thương ở ngực hoặc xương sườn.
- Sử dụng một loại thuốc hoặc uống rượu quá liều có thể gây hại cho não, từ đó ảnh hưởng đến việc hít thở.
- Tổn thương phổi do hít phải khói hoặc bụi.
- Các bệnh lý ở phổi như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ nang, viêm phổi,...
- Tổn thương cơ và thần kinh từ các tình trạng bệnh lý khác như bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), chấn thương tủy sống và đột quỵ.
- Vẹo cột sống hoặc các vấn đề về cột sống khác có thể gây ảnh hưởng tới xương và cơ liên quan đến hô hấp.
- Giảm lưu lượng máu đến phổi, có thể do cục máu đông.
- Có bệnh lý về hô hấp mạn tính như COPD, hen suyễn.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi độc hại.
- Uống nhiều rượu.
- Có tiền sử gia đình về các bệnh lý hô hấp.
- Da, môi và móng tay có màu hơi xanh.
- Cảm thấy rằng mình không thể có đủ không khí.
- Cảm thấy sự hoang mang.
- Nhịp tim giảm.
- Thở nhanh hoặc thở cực chậm.
- Khó thở, gắng sức để thở.
- Buồn ngủ hoặc có thể bị bất tỉnh.
- Kiểm tra nồng độ oxy máu bằng một thiết bị nhỏ trên ngón tay hoặc tai của bệnh nhân.
- Xét nghiệm khí máu động mạch: xét nghiệm máu cơ bản này cho biết mức oxy và carbon dioxide trong máu của bệnh nhân.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gây suy hô hấp của người bệnh. Các xét nghiệm đó là:
- X-quang ngực
- Điện tim
- ....
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Các loại suy hô hấp thường gặp
Suy hô hấp là một trong những tình trạng nguy hiểm và khó lường nhất hiện nay. Chúng có thể xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nhưng cũng có khi nó xảy ra một cách từ từ nên nhiều người bệnh chủ quan cho đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn.
1. Khi nào được gọi là suy hô hấp?
Suy hô hấp là tình trạng phổi của bạn gặp khó khăn trong việc trao đổi oxy và carbon dioxide với máu. Nó có thể khiến cho bạn bị thiếu oxy và/hoặc carbon dioxide cao.
2. Các loại suy hô hấp thường gặp
Suy hô hấp cấp tính: Là tình trạng suy hô hấp xảy ra nhanh chóng, đây là một trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay.
Suy hô hấp mạn tính: Là một tình trạng suy hô hấp lâu dài mà người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên.
3. Nguyên nhân gây suy hô hấp
Việc hít thở có vẻ như là một hành động đơn giản, nhưng lại có rất nhiều bộ phận cùng chuyển động để thu được hành động đó. Khi một trong các bộ phận đó gặp vấn đề thì đều có thể dẫn đến suy hô hấp, bao gồm:
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây suy hô hấp
4. Các yếu tố nguy cơ gây suy hô hấp
Bạn có thể có nguy cơ suy hô hấp cao hơn nếu bạn gặp phải một trong các tình trạng sau đây:
5. Các triệu chứng của suy hô hấp
Các triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ thiếu oxy máu, mức độ carbon dioxide cao hay cả hai. Một số triệu chứng mà người bệnh có thể nhận thấy như là:
6. Chẩn đoán suy hô hấp
Bác sĩ sẽ bắt đầu với một bài kiểm tra thể chất, các câu hỏi về sức khỏe của người bệnh. Sau đó bệnh nhân có thể được cho làm một hoặc hai xét nghiệm sau:
X-quang ngực giúp chẩn đoán bệnh suy hô hấp
7. Điều trị suy hô hấp
Tùy theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân cụ thể mà phương pháp điều trị có thể là một hoặc nhiều biện pháp cùng một lúc. Các biện pháp điều trị suy hô hấp gồm có:
Liệu pháp oxy: Bệnh nhân được cung cấp oxy thông qua một cái mặt nạ hoặc một ống với hai nhánh được đặt ngay hai bên mũi. Bệnh nhân có thể có một bình oxy di động để có thể đi ra ngoài cùng với nó.
Máy thở: Bệnh nhân có thể cần sử dụng đến máy thở nếu liệu pháp oxy không cung cấp đủ oxy hoặc bệnh nhân không thể tự thở được. Chiếc máy thở sẽ giúp đẩy không khí vào phổi của bệnh nhân, để họ có được lượng oxy cần thiết mà không cần phải làm việc hít thở như bình thường. Chiếc máy cũng giúp làm giảm lượng carbon dioxide.
Một số bệnh nhân có thể được đeo mặt nạ qua mũi hoặc miệng cùng với một cái máy CPAP (Continuous Positive Airway Pressure - máy áp lực dương liên tục) được sử dụng cho chứng ngưng thở khi ngủ.
Mở khí quản: đây là một phẫu thuật, trong đó bác sĩ sẽ mở một đường vào ở cổ và khí quản để đặt một ống thông nhỏ, giúp cho việc thở dễ dàng hơn. Ống thông này có thể được kết nối trực tiếp với máy thở nếu như bệnh nhân cần đến máy thở trong hơn một hoặc hai tuần.
Điều trị nguyên nhân: Khi đã xác định được nguyên nhân gây suy hô hấp, cần phải kết hợp điều trị cả tình trạng suy hô hấp và nguyên nhân gây ra nó. Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có biện pháp điều trị thích hợp, như: sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi, sử dụng thuốc làm tan cục máu đông, sử dụng thuốc giãn đường thở. Ống dẫn lưu lồng ngực để dẫn lưu máu hoặc không khí trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương gây tràn khí/ tràn dịch màng phổi.
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng suy hô hấp là cấp tính hay mạn tính. Các trường hợp khác nhau không thể điều trị theo cùng một cách được.
Điều trị suy hô hấp cấp tính như sau:
Đây là trường hợp bệnh nhân cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu vấn đề được giải quyết, bệnh nhân có thể được ra viện sớm.
Với các triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng oxy, có thể cần tới một máy thở cho đến khi có thể tự thở được.
Cùng với đó, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc và dịch để giảm bớt các triệu chứng và nguyên nhân gây ra suy hô hấp.
Điều trị suy hô hấp mạn tính như sau:
Bệnh nhân có thể được chăm sóc liên tục tại nhà.
Phương pháp điều trị thường là sử dụng các loại thuốc mỗi ngày.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cũng có thể cần đến điều trị bằng oxy.
Tình trạng suy hô hấp có thể khiến cho bệnh nhân khó ngủ, do đó họ có thể cần thêm sự trợ giúp vào ban đêm. Có nghĩa bạn có thể cần thêm một trong những máy thở nhỏ hơn như máy CPAP, nếu nghiêm trọng hơn sẽ cần dùng đến máy thở vào ban đêm.
8. Tiên lượng suy hô hấp
Tình trạng suy hô hấp cấp tính nếu được điều trị ngay lập tức có thể giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường. Tình trạng suy hô hấp mạn tính bệnh nhân cần phải làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc chăm sóc liên tục. Mọi người cần biết các triệu chứng của mình và biết khi nào cần phải gặp bác sĩ.
Suy hô hấp có thể chia thành nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là cách phân chia suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính. Tùy thuộc vào loại suy hô hấp, nguyên nhân và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và có tiên lương bệnh khác nhau.
Suy hô hấp là một bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, bệnh nhân cần được điều trị ở những bệnh viện có uy tín cao và có chất lượng chuyên môn cùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện như Bệnh viện TWQĐ 108. Tại đây có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cả nước, cơ sở vật chất trang trọng, lịch sự, hệ thống máy móc hiện đại, dụng cụ y tế được vô trùng đúng chuẩn quốc tế, mang lại sự an toàn tối đa cho bệnh nhân đến thăm khám, điều trị.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6