- Nôn ra máu màu nâu sẫm, hơi đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng
- Đi ngoài phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm
- Tùy theo mức độ mất máu sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít...
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm, thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê ở nước ta, cứ 100.000 người lại có từ 50 – 150 người bị xuất huyết tiêu hóa mỗi năm, tỷ lệ này đang ngày một tăng.
1. Nhóm nguy cơ dễ bị xuất huyết tiêu hóa?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, mỗi nguyên nhân lại có cách xử trí và điều trị sẽ khác nhau.
1.1 Do loét dạ dày hành tá tràng
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, khiến bệnh nhân nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Chảy máu với lượng máu thường nhiều có thể gây tình trạng thiếu máu trầm trọng; kết hợp với các triệu chứng khác như đau ở vùng thượng vị.
1.2 Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Tình trạng này gặp trong các bệnh xơ gan, máu ở hệ tĩnh mạch cửa bị cản trở sẽ qua những đường bàng hệ để trở về tĩnh mạch chủ dưới phần bàng hệ phình giãn và tăng áp lực.
Ở trường hợp này, máu tươi màu hơi đen vì là máu tĩnh mạch; khối lượng thường rất nhiều và không lẫn thức ăn...
Một số nguyên nhân ít gặp hơn như ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét trợt thực quản, ure máu cao, ngộ độc chì, ngộ độc thủy ngân...
1.3 Do lỵ trực trùng
Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa này thường xảy ra ở trẻ em, có thể có sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần (15-20 lần/ngày), kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc toàn máu, màu đỏ sẫm như máu cá hoặc nước rửa thịt.
1.4 Do lỵ amíp
Xuất huyết tiêu hóa do lỵ amíp thường nhẹ, triệu chứng sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu, máu thường chỉ dính quanh phân màu đỏ tươi, kèm dấu hiệu mót rặn và đau hậu môn sau đại tiện.
1.5 Ung thư đại tràng
Bệnh lý này thường gây chảy máu tiêu hóa ở người già, kèm theo dấu đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng trái thường có dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi còn ung thư trực tràng hậu môn thường có dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần.
1.6. Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, biểu hiện từng đợt gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu trong trĩ, polyp, đại - trực tràng…
1.7 Do thương hàn
Bệnh nhân bị đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc đỏ sẫm.
1.8 Viêm ruột xuất huyết hoại tử
Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40-41oC, kèm theo đau và chướng bụng, đại tiện phân đen thối khắm.
1.9 Bệnh Crohn
Thường gặp là tổn thương vùng hồi manh tràng với triệu chứng đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt, sốt, máu lắng tăng. Biến chứng chảy máu thường gặp vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh khi có tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột.
Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu ruột non từ các nguyên nhân hiếm gặp khác như lồng ruột lao ruột, loét túi thừa Meckel, ung thư ruột non hoặc chảy máu từ ruột non trong bệnh lý sốt xuất huyết,...
2. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa
Như đã trình bày trên, tùy theo nguyên nhân mà xuất huyết tiêu hóa có các biểu hiện bệnh khác nhau gồm:
Khi thấy các dấu hiệu trên nghi của xuất huyết tiêu hóa, hay khi dù chưa có bằng chứng nhưng bệnh nhân thấy: đau vùng thượng vị, đau bụng khi dùng thuốc có hại cho dạ dày, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt... cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Làm gì khi bị xuất huyết tiêu hóa?
Khi phát hiện xuất huyết đường tiêu hóa cần xử trí ngay và sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế tránh biến chứng nguy hiểm.
Cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Sau đó nhanh chóng liên hệ với hệ thống cấp cứu y tế (115) để được truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu, đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở ôxy và khẩn trương chuyển người bệnh đến cơ sở cấp cứu gần nhất.
Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội khoa nguy hiểm, nếu chậm trễ và xử lý không đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bên cạnh việc xử lý ngay khi phát hiện xuất huyết tiêu hóa, người có nguy cơ cao cần thường xuyên thăm khám định kỳ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện TWQĐ 108 luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư – Bệnh viện TWQĐ 108 giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.
Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Trung Tâm Tư Vấn Di Truyền và Sàng Lọc Ung Thư- Bệnh viện TWQĐ 108, khách hàng sẽ được:
Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DI TRUYỀN VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ – BỆNH VIỆN TWQĐ108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline:0865.898.108
Email: cgc@benhvien108.vn
Website: http://sanglocungthu108.vn
Thời gian làm việc: 6h30 – 17h00, từ thứ 2 đến thứ 6.